Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 2)

75 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 2. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?

  • A. Chịu được ánh sáng mạnh.
  • B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
  • C. Lá xếp nghiêng.
  • D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?

  • A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.
  • B. Mọc dưới bóng của cây khác.
  • C. Lá nằm ngang.
  • D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.

Câu 3: Giới hạn sinh thái là:

  • A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
  • B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
  • C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
  • D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 4: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là

  • A. có đôi tai dài và lớn.
  • B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc.
  • C. kích thước cơ thể nhỏ.
  • D. ra mồ hôi.

Câu 5: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

  • A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
  • B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
  • C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
  • D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 6: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

  • A.cạnh tranh cùng loài
  • B.khống chế sinh học
  • C.cân bằng sinh học
  • D.cân bằng quần thể

Câu 7: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:

  • A.cân bằng sinh học
  • B.cân bằng quần thể
  • C.khống chế sinh học.
  • D.giới hạn sinh thái

Câu 8: Hệ sinh thái là gì?

  • A.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
  • B.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
  • C.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
  • D.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Câu 9: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

  • A.phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
  • B.động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
  • C.có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
  • D.chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 10: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:

  • A.hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
  • B.hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
  • C.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
  • D.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn

Câu 11: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

  • A.sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
  • B.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
  • C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
  • D.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

Câu 12: Bể cá cảnh được gọi là:

  • A.hệ sinh thái nhân tạo
  • B.hệ sinh thái “khép kín”
  • C.hệ sinh thái vi mô
  • D.hệ sinh thái tự nhiên

Câu 13: Nơi ở của các loài là:

  • A. địa điểm cư trú của chúng.
  • B. địa điểm sinh sản của chúng.
  • C. địa điểm thích nghi của chúng.
  • D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.

Câu 14: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

  • A. Lưỡng cư.
  • B. Cá xương.
  • C. Thú.
  • D. Bò sát.

Câu 15: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

  • A. phát triển thuận lợi nhất.
  • B. có sức sống trung bình.
  • C. có sức sống giảm dần.
  • D. chết hàng loạt.

Câu 16: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

  • A. ưa bóng và chịu hạn.
  • B. ưa sáng.
  • C. ưa bóng.
  • D. chịu nóng.

Câu 17: Có các loại môi trường phổ biến là:

  • A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
  • B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
  • C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
  • D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn

Câu 18: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

  • A.giới động vật
  • B.giới thực vật
  • C.giới nấm
  • D. giới nhân sơ (vi khuẩn)

Câu 19: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

  • A.cá cóc
  • B.cây cọ
  • C.cây sim
  • D.bọ que

Câu 20: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:

  • A.tôm nước lợ
  • B.cây tràm
  • C.cây mua
  • D.bọ lá

Câu 21: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?

  • A.Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Trảng cỏ
  • B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Trảng cỏ
  • C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Trảng cỏ
  • D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Trảng cỏ

Câu 22: Cây trồng quang hợp ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 23: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

  • A.các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất
  • B.điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
  • C.điều kiện sống phân bố không đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
  • D.điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 24: Yếu tố quan trong nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:

  • A.sức sinh sản
  • B.các yếu tố không phụ thuộc mật độ
  • C.sức tăng trưởng của quần thể
  • D.nguồn thức ăn từ môi trường

Câu 25: Một số loài thực vật có hiện tượng cụp lá vào ban đêm có tác dụng:

  • A.hạn chế sự thoát hơi nước
  • B.tăng cường tích lũy chất hữu cơ
  • C.giảm tiếp xúc với môi trường
  • D.tránh sự phá hoại củ sâu bọ.

Câu 26: Biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững rừng hiện nay là :

  • A.không khai thác
  • B.trồng nhiều hơn khai thác
  • C.cải tạo rừng.
  • D.trồng và khai thác theo kế hoạch

Câu 27: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là:

  • A.di cư và nhập cư
  • B.dịch bệnh
  • C.khống chế sinh học
  • D. sinh và tử.

Câu 28: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:

  • A.hệ sinh thái nước đứng
  • B.hệ sinh thái nước ngọt
  • C.hệ sinh thái nước chảy
  • D.hệ sinh thái tự nhiên

Câu 29: Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó:

  • A.không được tác động vào các hệ sinh thái
  • B.bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái
  • C.bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái
  • D.bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái

Câu 30: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng

  • A.ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
  • B.xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
  • C.vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
  • D.chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất

Câu 31: Bảo vệ đa dạng sinh học là

  • A.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài
  • B.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài
  • C.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái
  • D.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái

Câu 32: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường

  • A.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật
  • B.động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
  • C.động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
  • D.sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất

Câu 33: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là

  • A.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường
  • B.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường
  • C.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường
  • D.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường

Câu 34: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?

  • A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
  • B.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
  • C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
  • D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường

Câu 35: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:

  • A.có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
  • B.có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
  • C.điều kiện môi trường vô sinh
  • D.tính ổn định của hệ sinh thái

Câu 36: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:

  • A. biến động theo chu kì ngày đêm.
  • B. biến động theo chu kì mùa.
  • C. biến động theo chu kì nhiều năm.
  • D. biến động theo chu kì tuần trăng.

Câu 37: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:

  • A. biến động tuần trăng.
  • B. biến động theo mùa
  • C. biến động nhiều năm.
  • D. biến động không theo chu kì

Câu 38: Ý nghĩa của quy tắc Becman là:

  • A.tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể
  • B.động vật có kích thước cơ thể lớn, nhờ đó tăng diện tích tiếp xúc với môi trường
  • C.động vật có tai, đuôi và các chi bé, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể
  • D.động vật có kích thước cơ thể lớn, góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể

Câu 39: Ở cây trồng nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng nhiều nhất đối với giai đoạn nào?

  • A Cây ra hoa
  • B.Cây con
  • C.Cây trưởng thành
  • D.Hạt nảy mầm

Câu 40: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:

  • A.tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
  • B.tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
  • C.tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
  • D.mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội