Trắc nghiệm sinh học 12 chương 4: Ứng dụng di truyền học (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 4: Ứng dụng di truyền học (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp áp dụng có hiệu quả đối với:
- A. bào tử,hạt phấn
- B. Vật nuôi,vi sinh vật
- C. cây trồng,vi sinh vật
- D. Vật nuôi,cây trồng
Câu 2: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb. Người ta tiến hành lai giữa các dòng thuần về hai cặp gen này để tạo ra con lai có ưu thế lai. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu gen nào sau đây thể hiện ưu thế lai cao nhất?
- A. AABb
- B. AaBB
- C. AaBb
- D. AABB
Câu 3: Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hóa học đối với:
- A. vi sinh vật, vật nuôi
- B. vi sinh vật, cây trồng
- C. vật nuôi, cây trồng
- D. vật nuôi
Câu 4: Gây đột biến tạo giống mới là phương pháp:
- A. Sử dụng tác nhân gây đột biến tác động lên sinh vật tạo ra giống mới.
- B. Sử dụng tác nhân vật lí và hóa học làm thay đổi kiểu hình của SV để phục vụ cho lợi ích của con người.
- C. Sử dụng tác nhân vật lí và hóa học làm thay đổi vật liệu di truyền của SV để phục vụ cho lợi ích của con người.
- D. Sử dụng tác nhân vật lí và hóa học tạo biến dị tổ hợp phục vụ cho lợi ích của con người .
Câu 5: Trong kĩ thuật cấy gen, để có thể tách các gen mã hóa cho những protein nhất định các enzim restrictaza (enzim giới hạn) phải có tính năng sau:
- A. thúc đẩy quá trình tháo xoắn các phân tử ADN
- B. lắp ghép các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung
- C. nhận ra và cắt đứt ADN ở những trình tự nucleotit xác định
- D. nối các đầu nucleotit tự do lại với nhau bằng các liên kết hóa trị
Câu 6: Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền
- A. có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao
- B. các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo
- C. có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp
- D. không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh
Câu 7: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là
- A. biến dị thường biến
- B. các biến dị đột biến
- C. các ADN tái tổ hợp
- D. các biến dị tổ hợp
Câu 8: Phép lai nào sau đây được sử dụng để t ạo ra ưu thế lai?
- A. Lai khác dòng.
- B. Lai phân tích.
- C. Lai thuận nghịch.
- D. Lai t ế bào.
Câu 9: Ưu thế lai là hiện tượng
- A. Con lai có năng suất thấp, sức chống chống chịu kém, khả năng sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các dạng bố mẹ.
- B. Con lai có năng suất thấp, sức chống chống chịu cao, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
- C. Con lai có năng suất kém, sức chống chống chịu cao, khả năng sinh trưởng và phát triển kén hơn so với các dạng bố mẹ.
- D. Con lai có năng suất, sức chống chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
Câu 10: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là
- A. nhân bản vô tính.
- B. gây đột biến bằng cônsixin.
- C. lai giữa các giống.
- D. nuôi cấy mô, tế bào sinh dưỡng.
Câu 11: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
- A. thực vật và vi sinh vật
- B. động vật và vi sinh vật
- C. động vật bậc thấp
- D. động vật và thực vật
Câu 12: Trong công nghệ tế bào thực vật, phương pháp nào có sử dụng hóa chất consixin?
- A. Nuối cấy mô tế bào và lai tế bào sinh dưỡng
- B. Nuối cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn
- C. Nuôi cấy hạt phấn và lai tế bào sinh dưỡng
- D. Nuối cấy mô tế bào
Câu 13: Cây pomato –cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp.
- A. cấy truyền phôi.
- B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.
- C. dung hợp tế bào trần.
- D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 14: Phương pháp tạo giống cây trồng đồng hợp về tất cả các gen là
- A. Gây đột biến kết hợp với chọn lọc.
- B. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
- C. Nuôi cấy hạt phấn thành cây đơn bội, sau đó dùng cônsixin để lưỡng bội hoá tạo thể lưỡng bội.
- D. Lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 15: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến
- A. dị bội
- B. mất đoạn
- C. chuyển đoạn.
- D. đa bội
Câu 16: Trong lai tế bào sinh dưỡng (xôma), người ta nuôi cấy hai dòng tế bào
- A. sinh dưỡng khác loài.
- B. sinh dục khác loài.
- C. sinh dưỡng cùng loài.
- D. sinh dục cùng loài.
Câu 17: Đối tượng vi sinh vật thường được sử dụng làm tế bào nhận để tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là
- A. virut
- B. vi khuẩn
- C. thực khuẩn
- D. nấm mốc
Câu 18: Công nghệ gen là quy trình tạo ra
- A. Những cơ thể sinh vật có mang gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
- B. Những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
- C. Những tế bào trên cơ thể sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
- D. Những tế bào hoặc sinh vật có gen bị đột biến dạng mất một cặp nuclêôtit.
Câu 19: Trong công nghệ gen, các enzim được sử dụng trong bước tạo ADN tái tổ hợp là
- A. restrictaza và ligaza.
- B. restrictaza và ADN- pôlimeraza.
- C. ADN- pôlimeraza và ARN- pôlimeraza.
- D. ligaza và ADN-pôlimeraza.
Câu 20: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu với mục đích
- A. giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
- B. dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp
- C. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng
- D. để plasmit có thể nhận ADN ngoại lai
Câu 21: Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là:
- A. (3) → (4) → (2) → (1)
- B. (1) → (4) → (3) → (2)
- C. (1) → (3) → (4) → (2)
- D. (2) → (3) → (4) → (2)
Câu 22: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi các chức năng của gen đột biến gọi là
- A. liệu pháp gen
- B. sửa chữa sai hỏng di truyền
- C. phục hồi gen
- D. gây hồi biến
Câu 23: Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của
- A. Lai hai tế bào xoma
- B. Dùng kỹ thuật vi tiêm
- C. Gây đột biến nhân tạo
- D. Dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ plasmit
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 11)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Trắc nghiệm sinh học bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 4: Ứng dụng di truyền học (P2)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 4)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 14)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 9: Quy luật của Menđen: Quy luật phân li độc lập (P2)