Đề thi Olympic lớp 11 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Quảng Nam Đề thi chọn HSG lớp 11 môn Sử

615 lượt xem

Đề thi Olympic lớp 11 môn Lịch sử

Đề thi Olympic lớp 11 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2020 - 2021 được sưu tầm từ đề thi của các tỉnh trong cả nước. Đề thi nhằm chọn ra những học sinh có năng lực học tập xuất sắc môn Lịch sử. Hãy tham khảo để ngày càng học tập tốt hơn.

A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (10.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Lập và hoàn thành bảng sau:

Nội dung

Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911)

Cách mạng tháng Mười Nga (1917)

Bối cảnh

Mục tiêu

Lãnh đạo

Lực lượng tham gia

Kết quả

Tính chất

Câu 2 (3.0 điểm)

Phân tích vai trò của Lênin đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Nêu những biểu hiện ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 3 (4.0 điểm)

Trên cơ sở trình bày thái độ và hành động của các nước Đức, Italia, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế (1931 – 1939), hãy xác định trách nhiệm của các nước này trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (10.0 điểm)

Câu 4 (3.0 điểm)

Khái quát các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Vì sao các phong trào này cuối cùng đều thất bại?

Câu 5 (3.0 điểm)

Trên cơ sở khái quát những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các sĩ phu yêu nước khác (từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914), hãy làm rõ những đóng góp của họ cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Hãy kể tên một số trường tân học (trường học kiểu mới) ra đời trong phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu thế kỉ XX.

Câu 6 (4.0 điểm)

Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX diễn ra trong những điều kiện lịch sử như thế nào? Có hay không sự đối lập giữa hai xu hướng “bạo động” và “cải cách” trong phong trào này? Vì sao?

Đáp án

LỊCH SỬ THẾ GIỚI (10 ĐIỂM)

Điểm

Câu 1

(3.0

điểm)

Câu 1 (3.0 điểm). Lập và hoàn thành bảng sau:

3.0

Cách mạng Tân Hợi năm 1911

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Bối

cảnh

Có sự can thiệp của các nước đế quốc

Không có sự can thiệp của các nước đế quốc

0.5

Mục tiêu

Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thiết lập nền Cộng hòa Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

0.5

Lãnh đạo

Trung Quốc Đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn

Đảng Bôn-sê-vích - chính đảng của giai cấp vô sản, đứng đầu là Lênin.

0.5

Lực lượng tham

gia

Đông đảo quần chúng nhân dân, tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và các chí sĩ bất bình với nhà Thanh

Giai cấp công nhân, nông dân và binh lính

0.5

Kết quả

Lật đổ được chính quyền Mãn Thanh, xóa bỏ chế độ phong kiến. Thành lập chính quyền Trung Hoa Dân quốc, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa

Xóa bỏ được chính phủ tư sản lâm thời

Thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa (thành lập chính quyền Xô viết)

0.5

Tính

chất

Cách mạng dân chủ tư sản không triệt để

Cách mạng xã hội chủ nghĩa

0.5

Câu 2

(3.0

điểm)

Câu 2 (3.0 điểm). Phân tích vai trò của Lênin đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nêu những biểu hiện ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.

3.0

a. Phân tích vai trò của Lênin đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Lênin là người có vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

0.5

- Lê nin đã thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản Nga – Đảng Bônsêvich, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành đấu tranh cách mạng. Nêu lên khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”…

0.25

- Trong bối cảnh nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 với sự xuất hiện cục diện 2 chính quyền song song tồn tại… và chính phủ tư sản lâm thời tiếp tục theo đuổi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất... Lê nin và Đảng Bôn-sê-vich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ lâm thời.

0.25

Tháng 4/1917, Lê nin đã đưa ra Luận cương tháng Tư vạch ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN…

0.5

- Khi điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Lê nin bí mật về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa vũ trang…

0.25

Khi kế hoạch bị lộ, Người đã có quyết định kịp thời, sáng suốt là điều chỉnh ngày khởi nghĩa trước kế hoạch, làm cho kẻ thù bất ngờ, không kịp trở tay. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất.

0.25

- Đêm ngày 25/10/1917, Đại hội Xô viết toàn Nga đã họp tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lê nin đứng đầu, thông qua sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất đáp ứng nguyện vọng cấp thiết cho nhân dân. Chính quyền Xô viết do Lê nin đứng đầu còn thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết còn non trẻ.

0.5

b. Nêu những biểu hiện ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình tìm đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam của Nguyễn Tất Thành sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

0.25

- Cách mạng tháng Mười cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam.

0.25

Câu 3

(4.0

điểm)

Câu 3 (4.0 điểm). Trên cơ sở trình bày thái độ và hành động của các nước Đức, Italia, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế (1931 1939), hãy xác định trách nhiệm của các nước này trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

4.0

a. Thái độ và hành động của các nước Đức, Italia, Nhật Bản, Anh - Pháp, và Liên Xô trong quan hệ quốc tế từ năm 1931 đến năm 1939

· Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật:

- Liên kết với nhau thành liên minh phát xít (hình thành trục Béc-lin, Rô-ma,

Tôkyô), tăng cường hoạt động quân sự và chiến tranh xâm lược:

0.25

+ Phát xít Nhật: Tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc: từ 1931 chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, đến 1937 mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc…

0.25

+ Phát xít Italia: Tiến hành xâm lược Êtiôpia (1935), cùng với Đức giúp thế lực phát xít lật đổ chính phủ cộng hòa ở Tây Ban Nha...

0.25

+ Phát xít Đức: giúp thế lực phát xít lật đổ chính phủ cộng hòa ở Tây Ban Nha, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nhằm thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu. Năm 1938, sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính Tiệp Khắc, gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược Ba Lan.

0.5

· Các nước Anh, Pháp, Mỹ:

- Đều có chung mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Một mặt lo sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản.

0.25

+ Anh và Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình, hướng các thế lực phát xít chống Liên Xô. Anh và Pháp đã kí với Đức Hiệp ước Muyních, trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc Đức cam kết không tấn công châu Âu.

0.5

+ Mĩ: Theo “chủ nghĩa biệt lập” ở Tây bán cầu, không tham gia vào Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

0.25

· Liên Xô:

Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân loại, chủ trương hợp tác với các nước tư bản dân chủ để chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng đứng về phía nhân dân các nước chống phát xít xâm lược.

0.5

b. Trách nhiệm của các nước trên trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ:

- Với những thái độ và hành động của các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản trong quan hệ quốc tế từ năm 1931 đến năm 1939, khẳng định rằng: Ba nước này là thủ phạm và phải chịu trách nhiệm chính trong việc làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

0.25

- Các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm vì các nước này đã không cứu vãn được hòa bình, mà ngược lại còn tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít gây ra chiến tranh.

0.5

- Liên Xô ngay từ đầu đã thể hiện thái độ, hành động tích cực, chủ động, kịp thời chống phát xít nên không phải chịu trách nhiệm trong việc để chiến tranh bùng nổ.

0.5

LỊCH SỬ VIỆT NAM (10 ĐIỂM)

Câu 4

(3.0

điểm)

Câu 4 (3.0 điểm). Khái quát các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Vì sao các phong trào này cuối cùng đều thất bại?

3.0

a. Khái quát những sự kiện chính trong phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.

- Phong trào Cần vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động (1885 – 1896) với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê… Trong đó, khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao của phong trào yêu nước chống Pháp cuối XIX.

0.5

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, bùng nổ và kéo dài suốt những năm cuối XIX đến năm 1913… Đây là cuộc đấu tranh lớn nhất, tiêu biểu nhất của nông dân, cũng là tiêu biểu cho phong trào đấu tranh tự vệ cuối XIX.

0.5

- Ngoài ra còn có các cuộc đấu tranh của đồng bào miền núi và các dân tộc thiểu số, tiêu biểu: cuộc đấu tranh của đồng bào Mường (Thanh Hóa) dưới sự chỉ huy của Cầm bá Thước; khởi nghĩa của đồng bào Mnông (Tây Nguyên) dưới sự lãnh đạo của N' Trang Lơng …)

0.5

b. Nguyên nhân thất bại

- Chủ quan:

+ Thiếu đường lối, hệ tư tưởng đúng đắn để lãnh đạo phong trào. Hệ tư tưởng phong kiến lúc này đã trở nên lỗi thời, không đủ sức thu hút, đoàn kết tập lực lượng toàn dân. Độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.

0.5

+ Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu và nông dân mặc dù rất yêu nước nhưng không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng trung quân ái quốc; bên cạnh đó giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng riêng.

0.25

+ thiếu lãnh đạo thống nhất, thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa nên rơi vào tình trạng chiến đấu đơn độc, dễ bị đàn áp.

0.25

- Khách quan:

+ Pháp vượt trội hơn ta về sức mạnh kinh tế, quân sự lại có nhiều kinh nghiệm đi xâm lược, nên dễ dàng đàn áp các cuộc đấu tranh.

0.25

+ Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp, chấp nhận trở thành tay sai và công cụ đàn áp của thực dân Pháp.

0.25

Câu 5

(3.0

điểm)

Câu 5 (3.0 điểm). Trên cơ sở khái quát những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các sĩ phu yêu nước khác (từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914), hãy làm rõ những đóng góp của họ cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Hãy kể tên một số trường tân học (trường học kiểu mới) ra đời trong phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu thế kỉ XX.

3.0

a. Hoạt động cứu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX.

- 1904, Phan Bội Châu cùng với Nguyễn Hàm và một số người khác lập ra Duy Tân hội nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

- Tổ chức phong trào Đông Du đưa thanh niên sang học tập ở Nhật Bản…

- Năm 1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

0.25

0.25

0.25

- Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội; chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền…, năm 1906 Phan Châu Trinh cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng mở cuộc vận động duy tân ở Trung Kì.

0.25

- Phong trào Duy tân diễn ra với nhiều hình thức phong phú: lập hội buôn, mở trường học, vận động cải cách phong tục, lối sống...

0.5

b. Đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

- Truyền bá một tư tưởng cứu nước mới, làm bùng nổ phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

0.25

- Thức tỉnh tinh thần yêu nước chống Pháp trong nhân dân Việt Nam. Đóng góp vào truyền thống yêu nước bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

0.25

- Cuộc vận động duy tân đi sâu vào quần chúng, góp phần làm bùng lên phong trào chống đi phu, đòi giảm sưu thuế của nông dân các tỉnh miền Trung (1908).

0.25

- Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng DCTS bị thất bại. Vì thế, sau thế chiến thứ nhất, những người yêu nước Việt Nam hướng tới một con đường mới, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, làm chuyển biến phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản…

0.25

c. Hãy kể tên một số trường tân học (trường học kiểu mới) ra đời trong phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu thế kỉ XX.

Phú Lâm, Diên Phong, Quảng Phước, Phước Bình…

0.5

Câu 6

(4.0

điểm)

Câu 6 (4.0 điểm). Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX diễn ra trong điều kiện lịch sử như thế nào? Có hay không sự đối lập giữa xu hướng “bạo động” và “cải cách” trong phong trào này? Vì sao?

4.0

a. Điều kiện lịch sử

- Cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần vương thất bại, chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không thành công. Trong hoàn cảnh đó, những người yêu nước Việt Nam cần phải tìm một con đường cứu nước mới.

0.5

- Từ năm 1897, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương. Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, là nơi cung cấp sức người sức của cho chính quốc. Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến…

0.5

- Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam có sự phân hóa. Bên cạnh giai cấp địa chủ và nông dân đang phân hóa, giai cấp công nhân ra đời nhưng còn trong giai đoạn tự phát, tư sản và tiểu tư sản xuất hiện song chưa trở thành giai cấp. Các giai cấp và tầng lớp này cùng với bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới, dấy lên một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

0.5

- Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến tỏ ra lỗi thời, giữa lúc ấy một trào lưu tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ bên ngoài tràn vào Việt Nam. Các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã đón nhận trào lưu tư tưởng đó, dấy lên cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX

0.5

b. Có hay không sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?

1. Không có sự đối lập giữa xu hướng bạo động và cải cách

0.25

2. Giải thích

- Cả hai xu hướng bạo động và cải cách đều có chung động cơ là yêu nước, đều kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc.

0.5

- Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng đều là cứu nước, cứu dân, kết hợp việc giành độc lập dân tộc với xây dựng một xã hội tiến bộ theo hướng tư bản chủ nghĩa.

0.5

- Sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đều dựa trên sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản.

0.25

- Hai xu hướng bạo động và cải cách hỗ trợ, bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau và cùng tồn tại trong một khuynh hướng cứu nước. Và đồng thời có thể chuyển hóa lẫn nhau…

0.5

Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Chủ đề liên quan
Mới nhất trong tuần
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội