Đề thi Olympic lớp 11 môn Sinh học Sở GD&ĐT Quảng Nam Đề thi chọn HSG lớp 11 môn Sinh học

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đề thi Olympic lớp 11 môn Sinh học

Đề thi Olympic lớp 11 môn Hóa học Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2020 - 2021 được sưu tầm từ đề thi của các tỉnh trong cả nước. Đề thi nhằm chọn ra những học sinh có năng lực học tập xuất sắc môn Sinh học. Hãy tham khảo để ngày càng học tập tốt hơn.

Câu 1. (4,0 điểm)

1.1. (1,5 điểm)

Quan sát hình 1.1Sơ đồ sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất”, cho biết:

đề thi sinh học

Hình 1.1. Sơ đồ sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất.

  1. Tên mỗi nhóm vi sinh vật tham gia vào các vị trí (a), (b), (c), (d).
  2. Nêu điều kiện hoạt động của nhóm vi sinh vật (d) và các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của nhóm vi sinh vật này đối với dinh dưỡng đất.

1.2. (1,5 điểm)

  1. Vì sao nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng? Rễ cây hấp thụ nitơ ở những dạng nào?
  2. Trong chế phẩm vi lượng bón cho cây họ Đậu, nguyên tố vi lượng nào là chủ đạo và không thể thiếu? Giải thích.

1.3. (1,0 điểm)

  1. Thoát hơi nước ở lá qua hai con đường, nêu đặc điểm cơ bản của mỗi con đường đó.
  2. Trong kỹ thuật trồng cây khi cây giống là cây còn non người ta cần phải che bớt ánh sáng nắng gắt?

Câu 2. (4,0 điểm)

2.1. (3,0 điểm)

Trong hai thí nghiệm sau đây về tác động của ánh sáng và CO2 đến quang hợp, các cây lúa đã được trồng ở điều kiện nhiệt độ 280C, cường độ ánh sáng khác nhau. Thí nghiệm 1 với 0,04% CO2, thí nghiệm 2 với 0,4% CO2. Kết quả được ghi trong bảng sau:

Cường độ ánh sáng (đơn vị)

1

2

3

4

5

6

7

Cường độ quang hợp với CO2 (đơn vị)

0,04% CO2

1,5

2,8

3,2

3,2

3,2

3,2

3,2

0,4% CO2

1,5

3,5

5,0

6,0

6,5

6,5

6,5

a. Hãy vẽ một đồ thị dạng đường liên tục để minh hoạ 2 kết quả thí nghiệm trên, với qui ước:

Trục tung là cường độ quang hợp;

Trục hoành là cường độ ánh sáng;

Đường đồ thị của kết quả 1 là thí nghiệm 1: 0,04% CO2;

Đường đồ thị của kết quả 2 là thí nghiệm 2: 0,4% CO2.

b. Trong thí nghiệm 1, vì sao khi cường độ ánh sáng ≥ 3 (đơn vị) thì cường độ quang hợp không tăng? Giải thích.

Hãy đưa ra 3 nguyên nhân khác nhau để giải thích vì sao cường độ quang hợp của cây lúa giảm đi ở nhiệt độ trên 300C.

2.2. (1,0 điểm) Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.

Câu 3. (2,0 điểm)

Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm; bình 2 chứa 1kg hạt khô; bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín; bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm.

Theo lí thuyết, mỗi dự đoán nào sau đây là đúng hay sai về kết quả thí nghiệm? Giải thích.

  1. Nhiệt độ trong 4 bình đều tăng.
  2. Nhiệt độ trong bình 1 cao nhất.
  3. Nồng độ O2 trong bình 1 và bình 4 đều giảm.
  4. Nồng độ O2 trong bình 3 tăng.

Câu 4. (3,0 điểm)

4.1. (1,0 điểm) Nêu sự khác biệt cơ bản trong hoạt động tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở các loài động vật sau: trâu, ngựa, dê, cừu, thỏ.

4.2. (1,0 điểm) Kể tên các hoạt động cơ học của ruột non. Vai trò của nhu động ruột là gì?

4.3. (1,0 điểm) Gan không tiết ra bất cứ enzim nào vào ống tiêu hóa nhưng tại sao vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn?

Câu 5. (2,0 điểm)

5.1. (1,0 điểm) Những người mắc bệnh lao phổi thường thở gấp hơn so với người bình thường. Giải thích nguyên nhân.

5.2. (1,0 điểm) Tại sao công nhân làm việc trong các hầm than thường có hiện tượng ngạt thở?

Câu 6. (4,0 điểm)

6.1. (1,0 điểm) Quan sát hình 6.1 “Biến động của vận tốc máu trong hệ mạch”, hãy:

  1. Chú thích các số (1), (2) và (3) cho phù hợp.
  2. Đường cong nào biểu diễn cho vận tốc máu? Giải thích.

6.2. (1,5 điểm) Vì sao tim có khả năng hoạt động tự động? Cơ chế hoạt động tự động của tim diễn ra như thế nào?

6.3. (0,5 điểm) Dựa vào chu kì tim bình thường của người trưởng thành, chứng minh tim có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi.

6.4. (1,0 điểm) Ở người, trong trường hợp hẹp van nhĩ thất (giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái) thì sự thay đổi của tuần hoàn máu như thế nào? Giải thích sự thay đổi đó đối với phổi và tim.

Câu 7. (1,0 điểm)

Hệ đệm (trong máu) và các cơ quan: phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào? Hệ đệm nào là mạnh nhất trong số các hệ đệm? Vì sao?

Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Chủ đề liên quan