Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 1

17 lượt xem

Khác với các năm trước đây đề thi THPT Quốc gia gồm 50 câu. Năm nay với số lượng câu hỏi chỉ 40 câu, vì vậy hướng ra đề và cấu trúc đề thi cũng thay đổi. Các bạn nên làm đề nhiều để làm quen với đổi mới này.

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Môn: HÓA HỌC

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là

A. Anđehit axetic.
B. Ancol etylic.
C. Saccarozơ.
D. Glixerol.

Câu 2: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có

A. Một chất khí và hai chất kết tủa.
B. Một chất khí và không chất kết tủa.
C. Một chất khí và một chất kết tủa.
D. Hỗn hợp hai chất khí.

Câu 3: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2
B. CH2=CH-CH=CH2
C. CH3-COO-CH=CH2
D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Câu 4: Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là

A. 186,0 gam.
B. 111,6 gam.
C. 55,8 gam.
D. 93,0 gam.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.
B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.
C. Các protein đều dêc tan trong nước.
D. Các amin không độc.

Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?

A. NaNO3
B. NaOH
C. NaHCO3
D. NaCl

Câu 7: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?

A. C17H35COONa
B. C17H33COONa
C. C15H31COONa
D. C17H31COONa

Câu 8: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là

A. 0,05
B. 0,5
C. 0,625
D. 0,0625

Câu 9: Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Sobitol

Câu 10: Chất nào dưới đây là etyl axetat ?

A. CH3COOCH2CH3
B. CH3COOH
C. CH3COOCH3
D. CH3CH2COOCH3

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Gía trị của m là

A. 8,5
B. 18,0
C. 15,0
D. 16,0

Câu 12: Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là

A. CH3[CH2]16(COOH)3
B. CH3[CH2]16COOH
C. CH3[CH2]16(COONa)3
D. CH3[CH2]16COONa

Câu 13: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 14: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?

A. Amilozơ

B. Nilon-6,6

C. Cao su isopren

D. Cao su buna

Câu 15: Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua…rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là:

A. C12H22O11
B. C6H12O6
C. C6H10O5
D. CH3COOH

Câu 16: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. Amilopectin

B. Xenlulozơ

C. Cao su isopren

D. PVC

Câu 17: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là

A. anilin
B. metylamin
C. đimetylamin
D. benzylamin

Câu 18: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag.Gía trị của m là :

A. 16,2
B. 21,6
C. 5,4
D. 10,8

Câu 19: Hai chất nào sau đây đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime ?

A. Vinyl clorua và caprolactam
B. Axit aminoaxetic và protein
C. Etan và propilen
D. Butan-1,3-đien và alanin

Câu 20: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ:

Oxit X là:

A. Al2O3
B. K2O
C. CuO
D. MgO

Câu 21: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:

A. 20,0
B. 30,0
C. 13,5
D. 15,0

Câu 22: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là:

A. saccarozơ
B. glicogen
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ

Câu 23: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
C. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
D. Dung dịch NaOH (đun nóng).

Câu 24: Thủy phân este có công thức phân tử C4H6O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là

A. . etyl axetat
B. . rượu etylic.
C. rượu metylic.
D. axit fomic.

Câu 25: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:

A. CH3COO-CH=CH2.
B. CH2CH-COO-CH3.
C. HCOO-C(CH3)=CH2.
D. HCOO-CH=CH-CH3

Câu 26: Mệnh đề không đúng là:

A. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối
B. CH3CH2COOCH=CH2có thể trùng hợp tạo polime
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2
D. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là:

A. 53,2
B. 52,6
C. 42,6
D. 57,2

Câu 28: Este X có các đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2Ocó số mol bằng nhau;

- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Phát biểu không đúng là:

A. Chất Y tan vô hạn trong nước.
B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O
C. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken
D. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.

Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là:

A. C2H5COOH và C2H5COOCH3
B. CH3COOH và CH3COOC2H5
C. HCOOH và HCOOC3H7.
D. HCOOH và HCOOC2H5

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 10 ml một este cần 45 ml O2 thu được VCO2 : VH2O = 4:3. Ngưng tụ sản phẩm cháy thấy thể tích giảm 30 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức của este đó là:

A. C4H6O2
B. C4H6O4
C. C4H8O2
D. C8H6O4

Câu 31: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ toàn toàn vào 500 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M sinh ra 9,85 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 25,00 gam
B. 15,00 gam
C. 12,96 gam
D. 13,00 gam

Câu 32: Thủy phân324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:

A. 360 gam
B. 270 gam
C. 250 gam
D. 300 gam

Câu 33: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.
B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch
C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.
D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa

Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Tên gọi của amin đó là

A. đimetylamin.
B. đietylamin.
C. metyl iso-propylamin.
D. etyl metylamin.

Câu 35: Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế andehit propionic:

A. etylic
B. i-propylic
C. n-butylic
D. n-propylic

Câu 36: Ion OH- có thể phản ứng được với các ion nào sau đây:

A. Fe3+ ; Mg2+ ; Cu2+; HSO4-
B. Fe2+ ; Zn2+ ; HS- ; SO42-
C. Ca2+ ; Mg2+ ; Al3+ ; Cu2+
D. H+ ; NH4+ ; HCO3- ; CO32-

Câu 37: Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là

A. 17 và 29
B. 20 và 26
C. 43 và 49
D. 40 và 52

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O . Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (h = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là

A. 0,04 mol.
B. 0,05 mol.
C. 0,06 mol.
D. 0,07 mol.

Câu 39: Cho 360 g glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dd NaOH dư được 318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là

A. 75,0%
B. 80,0%
C. 62,5%
D. 50,0%.

Câu 40: Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là

A. 35,24%
B. 45,71%
C. 19,05%
D. 23,49%

----- HẾT -----

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội