Đọc đoạn trích sau và rút ra cho bản thân ít nhất 2 bài học về trau dồi vốn từ:
d) Đọc đoạn trích sau và rút ra cho bản thân ít nhất 2 bài học về trau dồi vốn từ:
Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa "Truyện Kiều" mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã " ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu". Đó không phải là một câu nói bóng, mà nó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.
Xin kể lại hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ "áy" (cỏ áy bóng tà...). Chữ "áy" ấy, tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ áy là tiếng vùng quê ấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, "cỏ áy" có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng "áy" ở Thái Bình đã vào văn chương "Truyện Kiều" và trở thành tuyệt vời.
Ví dụ nữa, ba chữ "bén duyên tơ" ở "Truyện Kiều". Thông thường, ta hiểu "bén duyên" có thể gần gũi với câu tục ngữ "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là "tơ bén". Nếu chỉ viết "bén duyên" không thì còn có thể ngờ, chứ "bén duyên tơ" thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!
(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)
Bài làm:
Những bài học rút ra từ đoạn trích trên:
- Một trong những phương pháp trau dồi vốn từ hiệu quả là học hỏi từ lời ăn tiếng nói của người dân.
- Trau dồi vốn từ là một việc phải làm thường xuyên, mài dũa đêm ngày.
Xem thêm bài viết khác
- Hoàn thành việc sắp xếp các từ sau vào 3 cột cho phù hợp với từng nét nghĩa của tiếng đồng
- Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ?
- Chọn và nêu tác dụng của một hoặc một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ
- Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
- Tìm trong tác phẩm những từ ngữ thích hợp để hoàn thiện bảng sau:
- Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?
- Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật.
- Sưu tầm một số đoạn thơ (ngoài những đoạn trong sách Hướng dẫn học Ngữ Văn 8 tập 1) tả cảnh mùa xuân, tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều
- Nhận xét về cách dẫn dắt câu chuyện, tác dụng của những lời đối thoại và tự bạch của nhân vật, những yếu tố kì ảo hoang đường trong truyện.
- Soạn văn 9 VNEN bài 6: Truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều
- Cùng bạn tìm ra một số từ ngữ mới được sử dụng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó