Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng có mối quan hệ như thế nào?
b) Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng có mối quan hệ như thế nào?
Bài làm:
Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng là những người bạn tri kỉ của nhau.
Cuộc sống vất vả, gian lao nhưng con người gần gũi và gắn bó với thiên nhiên, với “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”,… Điệp từ “với” được lặp lại ba lần nhằm diễn tả sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những điều tươi đẹp của tuổi thơ. Trong những năm tháng gian lao, ác liệt của “hồi chiến tranh ở rừng”, vầng trăng đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí, đồng đội cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính.
Trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ tươi đẹp và chan hòa tình nghĩa: ““Trần trụi với thiên nhiên/ Hồn nhiên như cây cỏ”. Phép liên tưởng và so sánh cho ta thấy được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng.
=> Ở đây, vầng trăng đã được nhân hóa và trở thành người bạn tri kỉ với nhân vật trữ tình, gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao.
Xem thêm bài viết khác
- Em hiểu hình ảnh con đường trong những câu trên như thế nào?
- Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội được dùng cho những trường hợp nào? Nêu ví dụ minh họa.
- Trong khi viết, lúc nào chúng ta nên dùng cách dẫn trực tiếp, lúc nào chúng ta nên dùng cách dẫn gián tiếp?
- Soạn văn 9 VNEN bài 5: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
- Chỉ ra những từ Hán Việt và nhận xét về cách dùng từ trong bài thơ.
- Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Văn bản thuyết minh: các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh.
- Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
- Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.
- Vì sao nói các từ: ngân hàng, sốt, vua là những từ có nghĩa chuyển. Cho ví dụ để chứng minh điều đó.
- Phương châm về lượng
- So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu.