Sưu tầm và giới thiệu một bức tranh hoặc một bài thơ về người lính Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
A. Hoạt động khởi động.
Sưu tầm và giới thiệu một bức tranh hoặc một bài thơ về người lính Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Bài làm:
Sưu tầm 1:
Ðắp cho anh nấm đất mặn nơi này
Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn
Xót thịt xót xương, xót người nằm xuống
Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm
Rừng đước này chưa bao giờ lặng im
Lấn ra biển suốt ngàn năm bão táp
Người đất này chưa một ngày bình yên
Sống lau lách cả trăm năm giữ đất
Người còn sống đi đón người đã khuất
Xuống ghe đưa các anh về nghĩa trang
Từ hoang vắng mọi ngả rừng, gốc rạch
Các anh về đây ở thành xóm thành làng.
( Trích: Nghĩa trang trong rừng đước- Nguyễn Duy)
Sưu tầm 2:
Ðường sang tây không phải đường thư
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái "Ba sẵn sàng" xanh áo
Tây Trường Sơn, bộ đội áo màu xanh
Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn.
( Trích: Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây- Phạm Tiến Duật)
Xem thêm bài viết khác
- Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không?
- Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.
- Em có nhẫn xét gì về âm điệu nhịp điệu của bài thơ.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau là gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó.
- Ghi lại một đoạn hội thoại (hoặc tình huống):..
- Chỉ ra nội dung chính và nhận xét về kết cấu của đoạn thơ theo gợi ý sau
- Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trắng?
- Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
- Chỉ ra và nêu tác dụng của từ Hán Việt trong đoạn trích:
- Rút ra một số lưu ý về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh ( lựa chọn yếu tố miêu tả, miêu tả như thế nào, mức độ miêu tả…)
- Trong mỗi ví dụ sau, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Lí giải rõ điều đó.
- Có thể tạo nên những từ ngữ mới nào trên cơ sở ghép các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ? Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.