Cùng nói về màu xanh nhưng ở mỗi đoạn trích, Nguyễn Du lại có cách diễn đạt khác: xanh, xanh xanh. Phân tích sự khác nhau...

  • 1 Đánh giá

c) Cùng nói về màu xanh nhưng ở mỗi đoạn trích, Nguyễn Du lại có cách diễn đạt khác: xanh, xanh xanh. Phân tích sự khác nhau về ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của những từ ấy, qua đó chỉ ra dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du.

(1) Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Bài làm:

Sự khác nhau giữa hai đoạn trích thể hiện ở chính tâm trạng mà người trong đoạn trích cụ thể:

  • Cụm từ xanh trong đoạn trích (1) gợi lên không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.=> Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người
  • Cụm từ xanh xanh trong đoạn trích (2) lại biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt và cũng là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu.

=> Dụng ý nghệ thuật của tác giả chính là muốn mượn cảnh ngụ tình, diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của nhận vật.

  • 81 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021