Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết trong các thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những tiến bộ gì?
38 lượt xem
2. Tìm hiểu những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Cho biết trong các thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những tiến bộ gì?
- Nêu vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Bài làm:
Những tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX:
Khoa học tự nhiên:
- Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
- Giữa thế kỉ XVIII, nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
- Năm 1837, nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
- Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
- Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.
Khoa học xã hội:
- Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
- ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
- Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX:
- Đã phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, các giáo lí thần học.
- Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết em đang sinh sống ở miền địa lí tự nhiên nào? Nêu hiểu biết của em về miền tự nhiên đó
- Nêu tên các nhân vật lịch sử trong hình và cho biết các nhân vật có liên quan đến sự kiện nào của lịch sử dân tộc
- Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với đời sống và hoạt động sản xuất
- Kể tên những nhà lãnh đạo và xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?
- Dựa vào bảng 1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc và Nê-pan. Từ biểu đồ đã vẽ, cho biết sự khác biệt về cơ cấu kinh tế của hai quốc gia này.
- Đọc thông tin, quan sát hình 3, hãy: Chứng minh rằng sinh vật nước ta giàu có về thành phần loài. Lấy ví dụ về một số loại sinh vật quý hiếm được đưa vào "Sách đỏ Việt Nam"
- Quan sát hình 5 và cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40'B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy.
- Khoa học xã hội 8 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh các yếu tố của ba miền địa lí tự nhiên Việt Nam theo bảng sau:
- Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của lịch sử nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941:
- Dựa vào bảng 1 và đọc thông tin, hãy: - Nhận xét tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của một số nước châu Á.
- Cho biết sự đa dạng, phức tạp được biểu hiện trong từng thành phần tự nhiên nào? Lấy dẫn chứng để chứng minh sự phân hoá đa dạng, phức tạp ở một thành phần tự nhiên của nước ta