Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy: Trình bày khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.
b) Giai đoạn 2 (1917 – 1918)
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy:
- Trình bày khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.
- Cho biết việc Mĩ tham chiến đã tác động như thế nào đến cục diện chiến tranh. Đánh giá của em về hành động tham chiến của Mĩ.
Bài làm:
Diễn biến chính của giai đoạn hai của cuộc chiến tranh:
- Tháng 2 - 1917, nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng – Giai cấp TS nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh.
- 2 - 4 - 1917, Mĩ tuyên chiến với Đức, tham chiến với phe hiệp ước.
- Tháng 11 - 1917, nhân dân Nga làm cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa thành công. Nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới.
- Tháng 7 – 1918, quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu. Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận.
- Cuối 9 - 1918 quân Đức liên tiếp thất bại. Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng, trong đó có: Bungari (19 - 9), Thổ Nhĩ Kì (30 - 10), Áo- Hung (2 - 11).
- 3 – 10 – 1918, chính phủ mới ở Đức thành lập.
- 9 – 11 – 1918, cách mạng Đức bùng nổ, vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan.
- 11 – 11 – 1918, Đức ký hiệp định đầu hàng. Chiến tranh kết thúc sự thất bại hoàn toàn phe Đức, Áo- Hung.
Về việc việc Mĩ tham chiến:
Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”. Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế (giàu lên sau chiến tranh). Nhưng đến năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiếp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Việc Mĩ tham chiến có lợi cho phe Hiệp ước nhất là khi 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí đạn dược. Nhờ đó - Pháp phản công buộc liên minh đầu hàng, chiến tranh kết thúc. Như vậy, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và việc Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 1 (bài 21), hình 1 và đọc thông tin dưới đây, hãy cho biết: Giới hạn, đặc điểm lãnh thổ phần đất liền và phần biển của nước ta. Đặc điểm vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta
- Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX.
- Bằng sự hiểu biết của mình hoặc hỏi người thân, cho biết Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực nào. Lựa chọn lĩnh vực và tìm thông tin mở rộng lĩnh vực đó
- Đọc thông tin, hãy: Nêu những kết quả lớn của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Nhận xét chung về đăc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta. Cho biết trong gió mùa Đông Bắc, khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giống nhau không? Vì sao?
- Soạn bài 23: Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam
- Quan sát hình 1 và đọc thông tin, hãy tìm các thông tin để chứng minh cho đăc điểm chung của địa hình nước ta
- Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với đời sống và hoạt động sản xuất
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết trong các thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những tiến bộ gì?
- Cho biết khu vực Đông Nam Á bao gồm những bộ phận lãnh thổ nào? Xác định vị trí của khu vực Đông Nam Á
- Dựa vào hình 1, kể tên các quốc gia có biên giới chung trên đất liền, trên biển với nước ta. Xác định vị trí địa lí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
- Khoa học xã hội 8 bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á