Dựa và kiến thức đã học và quan sát hình 6, nhận xét về địa hình của hai đồng bằng này?
2 lượt xem
Câu 1: Dựa và kiến thức đã học và quan sát hình 6, nhận xét về địa hình của hai đồng bằng này?
Bài làm:
Từ kiến thức đã học kết hợp với hình 6, ta đưa ra nhận xét về hai đồng bằng này như sau:
* Đồng bằng sông Hồng
- Diện tích : 15.000 km2
- Hình dạng : Tam giác.
- Điều kiện hình thành : Được hình thành do phù sa hệ thống sông Hồng và hệ sông Thái Bình bồi đắp dần vào vịnh biển nông & thềm lục địa mở rộng.
- Được khai thác từ lâu đời làm biến đổi mạnh, có hệ thống đê ngăn lũ, mở rộng từ 80 -100m/năm
- Đất đai: Trong đê không được bồi phù sa gồm các ruộng bậc cao bạc màu & ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được bồi phù sa.
- Địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bị chia cắt thành các ô trũng.
* Đồng bằng sông Cửu Long
- Diện tích : 40.000 km2 .
- Hình dạng : hình thang.
- Điều kiện hình thành : Được bồi tụ bởi phù sa của sông Tiền và sông Hậu, bồi đắp dần vào vịnh biển nông & thềm lục địa mở rộng
- Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mở rộng từ 60 -80 m/năm.
- Đất đai: được bồi phù sa hàng năm. Mùa khô 2/3 diện tích Đbằng là đất phèn, đất mặn do nước triều lấn mạnh
- Địa hình : thấp và phẳng, mùa lũ ngập trên diện rộng. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên .
Xem thêm bài viết khác
- Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
- Nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2005.
- Hãy xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Nêu bật những thuận lợi về vị trí địa lí trong phát triển nền kinh tế mở của vùng?
- Tài nguyên đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
- Hãy cho biết kết quả tác động của các quá trình tác động ngoại lực lên địa hình?
- Nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước
- Việc thu hút đầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu?
- Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm?
- Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất của gió mùa này ở Việt Nam?
- Hãy kể tên các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta? Vai trò của các đô thị đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước?