Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Bài làm:
Trải qua ngàn năm, những kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta được gửi gắm qua câu tục ngữ như lời nhắc nhở cháu con về lẽ sống và cách ứng xử ở đời. Trong đó, câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” chính là lời nhắn nhủ về cách nhìn nhận, đánh giá con người hay đồ vật cần coi trọng bản chất, nhân cách.
Câu tục ngữ nói lên một sự việc thường ngày trong đời sống. Gỗ được sử dụng để tạo thành nhiều vật dụng cần thiết hoặc dùng để trang trí trong gia đình. Nước sơn chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mĩ. Như vậy, gỗ là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật và nước sơn là hình thức bên ngoài. Và câu tục ngữ đã khuyên răn chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Mở rộng nghĩa, chúng ta có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó.
Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng với hoàn cảnh xã hội. Bởi gỗ có tốt ta mới có thể dùng lâu, dùng bền dù cho nước sơn có phai mờ dần theo thời gian. Nếu gỗ xấu, bị mối mọt, dùng nước sơn và sự khéo léo của bàn tay người tô để che đi khuyết điểm thì sau một thời gian sử dụng, đồ gỗ đó cũng sẽ hư hỏng. Lớp sơn khi đó dù đẹp đến đâu cũng không còn giá trị.
Con người chúng ta cũng vậy, nếu hình thức bên ngoài dù có đẹp đẽ mà trình độ, năng lực kém cỏi thì cũng chỉ là người vô dung. Giống như bông hoa hữu sắc vô hương vậy, luôn rực rỡ sắc màu, thu hút mọi ánh nhìn nhưng rồi cũng sẽ nhanh phai tàn và bị quên lãng. Con người có thực lực tốt và nhân cách sống cao đẹp, luôn trung thực, khiêm tốn học hỏi, nhân ái, biết yêu thương và chia sẻ thì đó là một tâm hồn đáng trân trọng. Chúng ta cần luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng để làm giàu tâm hồn mình, tự nâng cao giá trị của bản thân. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta không cần “nước sơn” để tô vẽ cho bản thân, vẻ bề ngoài cũng vô cùng quan trọng vì nó sẽ thể hiện cho phong cách và cá tính của bản thân mình. Người đẹp vì lụa - cần biết chăm chút ngoại hình của chính mình từ dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ…. bởi có như vậy cũng chính là bạn biết trân trọng và yêu quý bản thân mình.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa. Mỗi người một hoàn cảnh, nhan sắc và ngoại hình mỗi người là trời ban tặng nhưng phẩm chất và nhân cách là do chúng ta lựa chọn và quyết định. Vì vậy, khi chúng ta đánh giá con người, cần nhìn qua phẩm chất đạo đức và năng lực, đừng vội đánh giá qua hình thức bên ngoài của họ. Lời khuyên thiết thực ấy sẽ mãi còn giá trị cho đến hôm nay và mai sau.
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính
- Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”.
- Viết đoạn văn ngắn chủ đề bạn bè có sử dụng dấu gạch ngang
- Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ, nó có vai trò gì và ở những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì
- Tìm 5 câu tục ngữ có hình thức rút gọn
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
- Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết: Câu mở đoạn và câu liên kết đoạn.
- Sưu tầm bài thơ nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống
- Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống
- Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
- Soạn văn 7 tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ