Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động...
Câu 2: Trang 81 sgk ngữ văn 7 tập 2
Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Dựa vào định nghĩa trên em hãy:
a. Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó.
c. Chỉ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thê nào?
d. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phán này.
Bài làm:
Câu a: Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
Câu b: Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
Câu c: Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
Câu d: Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Câu đặc biệt
- Trong truyện, thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu như thế nào? Căn cứ vào đâu đế biết được điều đó?
- Soạn văn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?
- Soạn văn 7 tập 2 bài: Kiểm tra phần Văn trang 137 sgk
- Soạn văn 7 tập 2 bài Luyện tập lập luận chứng minh
- Bài văn nêu lên tư tưởng gì ? Tư tưởng ấy thể hiện những luận điểm nào ?
- Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê chủ đề học tập Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép liệt kê
- Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cớ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Quan Âm Thị Kính
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm
- Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18) và cho biết luận điếm, luận cứ và lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy