Nội dung chính bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Đức tính giản dị của Bác Hồ "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn
- Tác phẩm: Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980)
2. Phân tích văn bản
a. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ
Luận điểm: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị và cuộc sống hàng ngày giản dị của Bác thông qua câu “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đười sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, nhấn mạnh đức tính giản dị ở Bác Hồ.
=> Khẳng định nét đặc trưng, tiêu biểu, nổi bật trong nhân cách vĩ đại của HCM. Giúp ta hiểu BH vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường, vừa là người bình thường, gần gũi, thân thương với mọi người.
b. Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
Những biểu hiện của đức tính giản dị.
* Giản dị trong đời sống:
- Bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vói một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn cũn lại được sắp xếp tươm tất.
- Căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
* Giản dị trong quan hệ với mọi người:
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
* Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “Nước Việt Nam là một...”
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ ( Đặt vấn đề)
- Ngay ở phần đầu trong luận đề, tác giả đã nêu một nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau: "đời hoạt động lay trời chuyển đất" và "đời sống bình thường vô cùng giàn dị...". Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi, thân thương đối với mọi người.
- Nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về "sự nhất quán" trong cuộc đời và phong cách sống của Bác, tác giả giải thích: "trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió..., Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch...".
2. Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác (Chứng minh vấn đề)
a. Sự giản dị của Bác Hồ ở các khía cạnh: sinh hoạt, lối sống và việc làm:
- Bữa cơm: chỉ vài ba món đơn giản, cách ăn cẩn trọng , gọn gàng: "Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất..."
Tác giả xen kẽ nêu cảm xúc “ chúng ta cùng cảm thấy Bác…. phục vụ”.
- Cái nhà sàn: vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, hương thơm.
=> Xen kẽ câu cảm thán: “Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!” => đoạn nghị luận trở nên hấp dẫn:
- Lối sống: Luôn tự mình làm việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ. Trong cách đặt tên cho các đồng chí phục vụ.
b. Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần:
- Đoạn văn: “Nhưng chớ… ngày nay”
- Là đoạn văn giải thích- bình luận bằng lí lẽ, mở rộng và đi sâu vào vấn đề bằng cách phân biệt lối sống giản dị nhưng “vẫn sôi nổi và phong phú” của Bác với lối sống khắc khổ của nhà tu hoành và thanh tao, cô độc của nhà hiền triết.
- Khẳng định sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú và cao đẹp – cuộc sống không màng hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. Đó là một đời sống văn minh và là một tấm gương sáng trong thế giới ngày nay.
=> Lí lẽ trên đánh giá cao ý nghĩa và giá trị lối sống của Bác Hồ.
c. Sự giản dị trong lời nói và bài víết:
Dẫn chứng:
- “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
- “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…đổi…”
=> Đó là cách nói và viết trong sáng, dễ hiểu đi vào bản chất của vấn đề hay sự việc, tiếp câu với chân lí.
Câu: “Những chân lí thật giản dị… cách mạng”
Câu kết cho một luận điểm nhỏ.
3. Tổng kết:
- Nghệ thuật
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
- Nội dung:
- Bài văn cho thấy sự giản dị trong lối sống, nói, viết là 1 vẻ đẹp cao quý trong con người Hồ Chí Minh.
- Ý nghĩa:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Lá lành đùm lá rách
- Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn Nỗi oan hại chồng
- Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
- Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì
- Soạn văn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn
- Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
- Chỉ ra những trường hợp tác trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nếu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành
- Nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và nhừng từ ngữ khó
- Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm giống nhau về hình thức. Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng
- Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống