Nội dung chính bài Tục ngữ về con người và xã hội
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tục ngữ về con người và xã hội "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tục ngữ về con người và xã hội là những câu tục ngữ đúc kết bài học của nhân dân về: Kinh nghiệm về con người và xã hội
- Những câu tục ngữ về con người và xã hội đã tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có
2. Phân tích những câu tục ngữ
Câu 1.
Một mặt người bằng mười mặt của
- Câu tục ngữ đề cao giá trị con người, so với mọi thứ của cải, con người quý giá hơn nhiều lần
- Là triết lí đúng đắn, phê phán thái độ sống sai lầm và đồng thời an ủi, động viên trường hợp mất mát về tài sản.
Câu 2.
Cái răng, cái tóc là góc con người
- Nghĩa: Răng và tóc đều thể hiện sức khoẻ, hình thức, tính tình, tư cách của con người.
- Sử dụng:
- Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho đẹp, phù hợp với bản thân.
- Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.
Câu 3.
Đói cho sạch, rách cho thơm
- Câu tục ngữ khuyên con người dù khó khăn, vất vả, thiếu thốn vẫn phải sống cho thanh sạch, cao đẹp, vẫn luôn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình.=> Giáo dục con người có lòng tự trọng
Câu 4.
Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Nội dung: Ăn, nói, gói, mở thực chất là chỉ lối ứng xử của con người trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, con người cần học cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống
Câu 5.
Không thầy đố mày làm nên.
- Nghĩa của câu:
- Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.
- Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáo
- Đề cao công lao của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người
Câu 6.
Học thầy không tày học bạn.
- Nghĩa: Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn
- Khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, khuyên như về việc kết bạn, có tình bạn đẹp,học tập ở bản điều hay lẽ phải.
Câu 7.
Thương người như thể thương thân
- Khuyên như con người thương yêu người khác như chính bản thân mình.
- Thương người -> đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng đồng cảm thương yêu -> Triết lý đầy nhân văn về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ người - người
- Cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người.
Câu 8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.
- Vận dụng trong hoàn cảnh: Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà cha mẹ; của học trò đối với thầy cô; của nhân dân đối với những người anh hùng, liệt sĩ…
Câu 9.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ
- Một cây: sự đơn độc, một mình
- Ba cây: chỉ sự đoàn kết, liên kết với nhau
=> Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Phân tích chi tiết nội dung các câu tục ngữ
Câu 1.
Một mặt người bằng mười mặt của
Nghĩa: người quý hơn của (nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải)
Hình thức:
- Dùng mặt của: nhân hoá “Của” dùng mặt người, mặt của để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu đồng thời tạo nên điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc, người nghe. Chú ý:
- So sánh (bằng); đối lập đơn vị chỉ số lượng: 1 > < 10 => Khẳng định sự quý giá của con người so với của.
Câu 2.
Cái răng, cái tóc là góc con người
- Theo nghĩa đen, răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người, Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ có nghĩa thể hiện hình thức, tính nết con người.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhân, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế.
- Ứng dụng cụ thể:
- Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.
- Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi...
Câu 3.
Đói cho sạch, rách cho thơm
- Nghĩa đen: Dù có đói, rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, thơm tho.
- Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống cho trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
=> Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm to. Nghĩa bóng: cuộc sống dù có nghèo khổ vẫn phải giữ mình sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
- Ứng dụng cụ thể:
- Khuyên răn con người giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn
- Phê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.
Câu 4.
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Hình thức: có 4 vế, điệp từ “học” lặp đi lặp lại 4 lần ð các vế có quan hệ đẳng lập bổ sung cho nhau ð nhấn mạnh, mở ra những điều con người cần phải học.
Nghĩa:
- Học ăn: ăn uống hợp vệ sinh, văn minh, lịch sự.
- Học nói: nói rõ ràng, lễ phép, đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc.
- Học gói, học mở: học từ những việc đơn giản (gói, mở) ð có thể hiểu rộng ra: biết giữ gìn những điều không nên nói, biết bộc bạch những điều cần thổ lộ ð học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác.
Nội dung: Ăn, nói, gói, mở thực chất là chỉ lối ứng xử của con người trong cuộc sống hằng ngày.
=> Khuyên con người:
- Biết chú ý đến những điều nhỏ nhặt.
- Cần học mọi điều ð người lịch sự.
Câu 5.
Không thầy đố mày làm nên.
- Nghĩa: Khẳng định vai trò công ơn của thầy
- Giáo dục: Phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học
- Cái hay câu tục ngữ: Cách diễn đạt suồng sã (mày), vừa thách thức như 1 lời đố, theo công thức A không đố B.
=>Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với mỗi người: không được sự dạy dỗ của thầy thì không thể thành công trong bất cứ việc gì, trong sự học của mỗi người không thể thiếu sự quan tâm, chỉ bảo của thầy từ đó khuyên nhủ mỗi người cần phải biết kính trọng, biết ơn thầy và tìm đến thầy để học hỏi thêm nhiều điều hay, lẽ phải
Câu 6.
Học thầy không tày học bạn.
- Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy, Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: Không bằng. Nghĩa của cả câu là : Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm : Tự học là cách học có hiệu quả nhất.
- Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học từ đó khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, khuyên như về việc kết bạn, có tình bạn đẹp,học tập ở bản điều hay lẽ phải.
Câu 7.
Thương người như thể thương thân
- Thương người: tình thương dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là: thương mình thế nào thì thương người thế ấy.
- Nghĩa của câu: Khuyên răn con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình.
- Câu tục ngữ khuyên con người cần phải biết yêu thương, quan tâm, những người xung quanh như yêu thương chính bản thân mình.
- Đề cao tinh thần đồng loài, là bài học về tình nhân đạo
Câu 8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ.
- Nghĩa hàm ngôn là : Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đên công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó
- Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như để thể hiện tình cảm của con cháu đối vơi cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo... Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đâu, hi sinh, bảo vệ đất nước..
Câu 9.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dễ hiểu và thấm thía.
- Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.
- Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.
- Ứng dụng cụ thể:
- Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ, tách mình ra khỏi tập thể và không muốn đóng góp công sức vì sự phát triển chung
2. Tổng kết
- Nghệ thuật:
- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung.
- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
- Nội dung:
- Kinh nghiệm về ứng xử trong lối sông, đạo đức mà con người cần phải có.
- Ý nghĩa:
- Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu đã được rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 2 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương
- Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho câu tục ngữ: “Đi một ngày đằng, học một sàng khôn” Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Soạn văn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Soạn văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Trang 121 sgk
- Viết một đoạn văn ngắn gọn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương, trong đó có một vài câu đặc biệt.
- Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm
- Viết đoạn văn ngắn chủ đề bạn bè có sử dụng dấu gạch ngang