Nội dung chính bài Ca Huế trên sông Hương

  • 1 Đánh giá

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Ca Huế trên sông Hương"

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Hà Minh Ánh
  • Tác phẩm: Ca Huế trên sông Hương không phải là 1 truyện ngắn, một sáng tác văn học có tính hư cấu mà là một văn bản nhật dụng thuộc thể loại bút kí ghi chép lại những vấn đề thời sự gần gũi đang diễn ra trong cuộc sống.

2. Phân tích văn bản

a. Giới thiệu các điệu ca Huế và nguồn gốc.

Các làn điệu dân ca, điệu lí ở Huế:

  • Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi
  • Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh
  • Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân
  • Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc, phách điệu Nam
  • Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh

Các dụng cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

Nguồn gốc ca Huế:

  • Từ ca nhạc dân gian => các làn điệu dân ca Huế và Nam – Bắc + Một dải miền Trung.
  • Ca nhạc cung đình: Dùng trong các buổi lễ tết tôn nghiêm quý phái, trang trọng và uy nghi.

=> Huế là mảnh đất, là cái nôi sinh ra những làn điệu dân ca. Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm

b. Nghệ thuật biểu diễn ca Huế

  • Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng
    • Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, nhón rãi
    • Dàn nhạc cất lên tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người

⇒ Thanh lịch, tinh tế, mang nét dân tộc

c. Cách thưởng thức ca Huế:

  • Không gian: Có trăng, có gió, có sóng, có thuyền bồng bềnh, dòng sông Hương thơ mộng.=> Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng
  • Cách thưởng thức độc đáo, đặc biệt: trực tiếp nghe và xem các nhạc công biểu diễn:
    • Nguồn gốc của ca Huế: kết hợp giữa dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng
    • Thể điệu của ca Huế: có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi nên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch

⇒ Ca Huế vừa trang trọng, vừa sôi nổi uy nghi. Nghe ca Huế là một thú vui tao nhã

=> Cách thưởng thức độc đáo, vừa dân dã, vừa sang trọng.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Giới thiệu các điệu ca Huế và nguồn gốc.

  • Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện...
  • Nguồn gốc của ca Huế là từ đâu? Ca Huế được kết hợp từ hai thể loại âm nhạc xưa, đó là nhạc dân gian và nhạc cung đình. Đó là sự kết hợp giữa sự ấm áp tình người, bình dị thân thương với sự tôn nghiêm kính cẩn. Nét đặc sắc độc đáo chính là sự kết hợp đầy đủ nghệ thuật nhuần nhuyễn 2 dòng nhạc ấy. Ca Huế nằm giữa 2 dòng nhạc dân gian và cung đình nhã nhạc có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người. Nó chất chứa đủ bao niềm hỉ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô, Người ta đến với Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn vui đến lạ kì và mong được thưởng thức đêm ca Huế.

2. Nghệ thuật biểu diễn ca Huế

  • Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chỉ tiết, cách vào đề vô cùng tự nhiên : “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dân lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục” người lữ khách bước xuống thuyền rông, hóng mát, ngắm trăng và thưởng thức cái tinh hoa nhất của xứ Huế ấy chính là các làn điệu dân ca. Qua từng chặng, từng lớp lang, Hà Ánh Minh đã cho người đọc thấy được cách thức biểu diễn, công cụ cũng như tâm tư, tình cảm của con người nơi đây được gửi gắm qua mỗi câu hát, lời hò đó.

3. Cách thưởng thức ca Huế.

Cách thưởng thức ca Huế cũng thật đặc biệt. Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vận. Cùng có bản mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán..

=> Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, đắm mình vào trạng thái lâng lâng, xao xuyến khó tả. Ca Huế hướng tâm hướng tâm hồn ta đến những vẻ đẹp của đời sống tinh thần con người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi hấp dẫn chúng ta bởi vẻ đẹp bí ẩn, huyền hoặc của nó.

4. Tổng kết:

  • Nội dung:
    • Vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của văn hoá Huế.
    • Tâm hồn tuyệt đẹp của con người Huế xưa và nay
  • Ý nghĩa:
    • Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
  • Nghệ thuật:
    • Thể loại bút kí kết hợp giới thiệu, chứng minh, biểu cảm.
    • Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, biểu cảm.
    • Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.

Back to top

  • 40 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021