Nội dung chính bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Bố cục bài văn nghị luận có ba phần :
- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài, triển khai luận điểm, luận cứ.
- Kết bài : Khẳng định lại vấn đề
- Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
B. Nội dung chính cụ thể
1. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
- Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
Về lập luận :
- Sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau như quan hệ nhân – quả, tổng - phân – hợp, theo suy luận tương đồng.
- Lập luận chặt chẽ với mục đích làm sáng rõ luận điểm.
Về luận điểm:
- Xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
VD: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có bố cục ba phần:
1. Mở bài: nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;
2. Thân bài: cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại
3. Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi
- Nội dung chính bài: Ôn tập văn nghị luận
- Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm
- Có thế chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
- Trong đoạn văn, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
- Viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương
- Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo
- Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: Một cây làm chẳng nên non/ Ba câu chụm lại nên hòn núi cao
- Hãy thống kê các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc tiêu biểu của xứ Huế được nhắc tới trong bài văn
- Soạn văn 7 tập 2 bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 3 Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công