Em hãy hoàn thành sơ đồ Từ tiếng việt phân loại theo cấu tạo
11. Em hãy hoàn thành sơ đồ sau (kẻ vào vở)
Từ tiếng việt phân loại theo cấu tạo
12. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Ðôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
a. Tìm các từ đơn có trong câu “Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.”
b. Tìm các từ ghép và các từ láy có trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.
c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi có phải từ láy không? Vì sao?
Bài làm:
11.
Từ đơn: là từ gồm một tiếng
Đặc điểm cấu tạo: chỉ gồm 1 tiếng
Ví dụ: con, cây, lá, quả, những, chàng, không.
Từ phức: là từ gồm hai tiếng trở lên
Đặc điểm cấu tạo: từ gồm hai tiếng trở lên
Ví dụ:
Từ ghép: là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Đặc điểm cấu tạo: từ có hai tiếng trở lên ghép lại với nhau có nghĩa
Ví dụ: quần áo, cây cối, nhà cửa
Từ láy: là từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Đặc điểm cấu tạo: từ có quan hệ láy âm, trong từ ghép. Trong từ láy, có thể chỉ có một từ có nghĩa, từ còn lại không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa khi tách ra đứng riêng một mình.
Ví dụ: hăng hái, chăm chỉ, mạnh mẽ
12.
a. Từ đơn: đã, rồi, mà, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả , hai, như, người, mặc, áo
b. Các từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, ngắn củn, mạng sườn, đôi càng, râu ria, mặt mũi, áo gi-lê
Các từ láy: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè,nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ
Việc sử dụng các từ láy góp phần miêu tả rõ hơn đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt, hiện lên là một chàng dế gầy gò, ốm yếu. Đồng thời thể hiện thái độ mỉa mai của Dế Mèn với Dế choắt.
c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi không phải từ láy mà là từ ghép, vì hai tiếng trong từ đều có nghĩa.
Xem thêm bài viết khác
- Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.
- Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần?
- Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ.
- Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”?
- Hãy xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy
- Soạn bài: Lắng nghe lịch sử nước mình
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài mở đầu: Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường Trung học cơ sở
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Giọt sương đêm
- Soạn bài Hòa nhập vào môi trường mới
- Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Hoa bìm
- Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này?