Em sưu tầm thêm một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung?
C. Hoạt động ứng dụng
1. Em sưu tầm thêm một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung?
Bài làm:
Một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung
Quang Trung Hoàng đế (1753–1792) hay Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn Huệ, sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào. Đồng thời, khi ở cương vị hoàng đế, ông cũng tỏ rõ tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.
(Nguồn: Wikipedia)
Xem thêm bài viết khác
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ. Cùng phát hiện xem nơi em ở có những hoạt động nào của người dân liên quan đến việc phá rừng hoặc phá hoại cây cối?
- Chỉ vị trí tỉnh/ thành phố nơi em sống trên bản đồ hành chính Việt Nam và cho biết tỉnh/ thành phố đó giáp những tỉnh/ thành phố nào?
- Cùng với sự giúp đỡ của người thân, thầy/ cô giáo và các bạn, em hãy kể tên những người phụ nữ anh hùng như Hai Bà Trưng trong lịch sử nước ta.
- Đạo Phật dạy người ta những điều gì? Tại sao dân ta nhiều người theo đạo Phật?
- Dưới thời “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Ông có công lao gì đối với đất nước?
- Tìm hiểu những thông tin em muốn biết thêm về một trong các chủ để (kinh tế, văn hóa, khoa học...) về hai thành phố đã học
- Em đã được đến Hà Nội chưa? Nếu được đến Hà Nội em thích đến tham quan những nơi nào?
- Ghi vào vở câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
- Em hãy liệt kê các làng nghề ở địa phương em theo bảng sau
- Giải bài 7: Chiến thắng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)
- Viết tên ba thành phố và 3 sông được thể hiện trên bản đồ hình 3
- Nêu vai trò của biển đối với nước ta? Giới thiệu tài nguyên khoáng sản hoặc hải sản của biển nước ta? Giới thiệu bãi biển đẹp hoặc cảng biển ở nước ta?