Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về đồng bằng Nam Bộ
2. Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về đồng bằng Nam Bộ
Bài làm:
Tổng quan Đồng bằng Nam Bộ
Đồng bằng Nam Bộ là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 40.640,7 km2, chiếm khoảng 12,3% diện tích cả nước. Dân số năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm khoảng 20,6% dân số cả nước.
Vùng bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là: tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
Đồng bằng Nam Bộ có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế. Phía Tây Bắc giáp Campuchia. Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đồng bằng Nam Bộ là 1 trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam, thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 đạt 48.754,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), dẫn đầu cả nước, chiếm 33,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng năm 2007 đạt 52.730,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), chiếm khoảng 9,23% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, sau Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Đồng bằng Nam Bộ là cái nôi của nền văn hoá Óc Eo phát triển rực rỡ vào những năm đầu Công nguyên. Nền văn hoá này có phạm vi phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm địa bàn các tỉnh thành: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… và một phần đất Đông Nam Campuchia. Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này đã khá phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thủy lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công, những đồng tiền kim loại, đồ trang sức, con dấu bằng đá quý, thủy tinh....nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Các nhà nghiên cứu cho rằng nền văn hoá này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là Vương quốc Phù Nam.
Ngày nay, Đồng bằng Nam Bộ được nhiều người biết đến với những cánh đồng cò bay thẳng cánh ở vùng Đồng Tháp Mười, những cù lao bạt ngàn cây trái trên sông Tiền, sông Hậu, là quê hương của con cá ba sa, con tôm sú - những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Người dân miền Tây sống giản dị, chân thành, giàu lòng hiếu khách. Đây cũng là quê hương của loại hình nghệ thuật cải lương đặc sắc.
Một số hình ảnh về Đồng bằng Nam Bộ:
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát bản đồ hình 2 và 3, sau đó cùng làm phiếu học tập theo mẫu sau:
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào hoàn cảnh như thế nào? Em hãy tóm tắt ý kiến của em và ghi vào chỗ trống:
- Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ? Cho biết thủ đô Hà Nội thuộc vùng đồng bằng nào? Trong đồng bằng đó, Hà Nội có vị trí như thế nào?
- Em sưu tầm thêm một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung?
- Giải bài 1: Môn lịch sử và địa lí
- Em đọc các từ, cụm từ sau và điền vào chỗ chấm (…) để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây: lối sống và cách nghĩ, thương yêu đồng loại, Đạo Phật, thịnh đạt.
- Đọc những câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai?
- Nêu dẫn chứng chứng tỏ nền giáo dục nước ta ngày càng được quan tâm phát triên dưới triều đại Lý, Trần, Hậu Lê?
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần?
- Chọn và xếp các ý sau vào sơ đồ sao cho phù hợp
- Viết trên bản đồ dưới đây tến: đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền Trung...
- Đất nước bị chia cắt dẫn đến hậu quả gì?