Gas dân dụng ngày càng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Em hãy tìm hiểu thành phần của gas dân dụng. Người ta có biện pháp gì để phát hiện sự rò rỉ gas

19 lượt xem

D. Hoạt động vận dụng

Gas dân dụng ngày càng phổ biến trong các gia đình Việt Nam.

a, Em hãy tìm hiểu thành phần của gas dân dụng.

b,Em và các bạn hãy tìm hiểu: Người ta có biện pháp gì để phát hiện sự rò rỉ gas ? Nếu phát hiện thấy rò rỉ khí gas trong phòng bếp kín cần phải làm gì?

Bài làm:

a, Khí Gas trong dân dụng và công nghiệp chủ yếu có thành phần gồm:

  • Propane có công thức hóa học là C3H8
  • Butan có công thức hóa học là C4H10

Trong thành phần của khí Gas, tỷ lệ pha trộn thông thường của Propan:Butan là 30:70, 40:60, 50:50

b, Biện pháp để phát hiện sự rò rỉ khí gas:Ở trạng thái nguyên chất, Khí Gas không mùi, không màu, không vị, không độc hại.Tuy nhiên, trong thực tế khí gas có mùi là do nhà sản xuất pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng để giúp phát hiện khí gas khi xảy ra sự cố rò rỉ.Cụ thể là đối với cụm van, bạn có thể phát hiện bằng âm thanh, mùi đặc trưng của khí gas giống hơi xăng hoặc nhìn thấy hiện tượng tạo sương tuyết xung quanh điểm rò rỉ. Đối với ống dẫn khí gas, bạn có thể dùng giẻ ướt, có tẩm nước xà phòng để lau nhẹ ống dẫn khí và vị trí gas rò rỉ sẽ xuất hiện bong bóng nhỏ.

Nếu phát hiện khí gas rò rỉ ttrong phòng bếp kín thì cần phải:

  • Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.
  • Lập tức khóa van bình.
  • Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa cactong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
  • Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội