Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo
44 lượt xem
Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo của Nam Cao
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực
- Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với những người nông dân trong xã hội xưa
- Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng thê thảm, bần cùng và trở thành lưu manh. Họ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.
- Giá trị nhân đạo
- Lời kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác. Chân dung của những kẻ như Bá Kiến, như bà cô Thị Nở, như những người dân làng Vũ Đại chính là hình ảnh thu nhỏ của cả một xã hội với tất cả các tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
- Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại. Kể cả khi Chí Phèo đã khao khát quay trở về làm người lương thiện thì xã hội ích kỉ, hẹp hòi kia cũng sẽ không chừa chỗ lại cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là cái chết để giữ lại sự lương thiện cuối cùng trong con người mình
- Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập, mất cả nhân hình lẫn nhân tính thì khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc cũng chưa bao giờ bị dập tắt trong họ
- Lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi. Điều ấy được thể hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống dưới bụng và lời dự báo về một Chí Phèo con sẽ ra đời.
2. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ, đặt trong một xã hội điển hình để người đọc có thể nhận rõ được tính cách, số phận của nhân vật, của cả một lớp người mà nhân vật ấy làm đại diện
- Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ với giọng điệu có vẻ thờ ơ, lạnh lùng, khách quan song đằng sau đó là sự xót thương, cảm thông của tác giả với nhân vật.
- Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc
- Bút pháp miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo. Nam Cao đã lách sâu ngòi bút của mình vào thế giới nội tâm của nhân vật để nhận thấy những thay đổi dù là nhỏ nhất của họ
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 11 bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 205
- Nội dung chính bài Thương vợ
- Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?
- Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh bụt. Anh/chị hiểu câu này như thế nào?
- Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
- Soạn văn bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chạy giặc
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
- Nội dung chính bài: Bản tin
- Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền
- Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vĩnh biệt cửu trùng đài