Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đức tính giản dị của Bác Hồ
32 lượt xem
Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Đức tính giản dị của Bác Hồ "
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
- Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Ở bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh.
2. Giá trị nghệ thuật
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ
- Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết
Xem thêm bài viết khác
- Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê
- Nội dung chính bài Sống chết mặc bay
- Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói
- Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu rút gọn
- Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát bố cục của bài văn biểu cảm
- Soạn văn 7 bài: Ôn tập phần Tập làm Văn
- Nội dung chính bài Tục ngữ về con người và xã hội
- Lấy một số ví dụ có sử dụng kiểu câu bị động và câu chủ động
- Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 5
- Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?