Giải bài 10C: Ôn tập 3
Giải bài 10C: Ôn tập 3 - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 106. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hoạt động thực hành
1. Chơi trò chơi: "Giải ô chữ"
Ô chữ đã được chuấn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc giấy khổ to.
Biết rằng hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau:
1. Đồng sức ... lòng
2. Khôn ... đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
3. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giông nhưng chung một...
4. Một cây làm chẳng nên ... Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
5. Đoàn ... là sống, chia rẽ là chết.
6. Đoàn ... là sức mạnh.
7. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải... nhau cùng. ........
Viết từ xuất hiện ở hàng dọc (được in màu đậm): ..............
b. Từng nhóm thảo luận để giải ô chữ trên bảng nhóm
c. Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm nào xong trước sẽ thắng cuộc.
2. Viết những điều cẩn nhớ về các bài tập đọc là văn xuôi, kịch, thơ từ bài 7A đến bài 9C vào bảng mẫu sau:
Tên bài | Thể loại (văn xuôi, kịch, thơ) | Nội dung chính |
1. Trung thu độc lập | Văn xuôi | Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước |
3. Viết các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể đã học theo mẫu sau:
Nhân vật | Tên bài | Tính cách |
Nhân vật “tôi” (chị phụ trách) Lái | Đôi giày ba ta màu xanh |
|
4. Đọc thầm bài văn sau:
Quê hương
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa...
Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.
Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng vàng, phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.
Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
Theo ANH ĐỨC
5. Dựa vào nội dung bài học, chọn ý trả lời đúng:
Câu 1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì ?
a. Ba Thê b. Hòn Đất c. Không có tên
Câu 2. Quê hương chị Sứ là :
a. Thành phố b. Vùng núi c. Vùng biển
Câu 3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ?
a. Các mái nhà chen chúc
b. Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam
c. Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới
Câu 4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao ?
a. Xanh lam b. Vòi vọi c. Hiện trắng những cánh cò
Câu 5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
a. Chỉ có vần b. Chỉ có vần và thanh c. Chỉ có âm đầu và vần
Câu 6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó ?
a. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.
b. Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng lóa, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam.
c. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn.
Câu 7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây ?
a. Tiên tiến b. Trước tiên c. Thần tiên
Câu 8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?
a. Một từ. Đó là từ nào ?
b. Hai từ. Đó là những từ nào ?
c. Ba từ. Đó là những từ nào ?
6. Nghe - viết: Chiều trên quê hương
Hoạt động ứng dụng
Viết một bức thư (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu xem xung quanh em có những ai gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Em và gia đình đã làm gì để giúp đỡ họ.
- Nghe - viết đoạn văn: Chiếc áo búp bê
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Các đoạn văn trên phần thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
- Nghe - viết: Thợ rèn
- Dựa vào bài học ở Vương quốc Tương Lai và gợi ý dưới đây để kể câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào?
- Xếp các từ chỉ sự vật (được in đậm) vào cột thích hợp (trong bảng nhóm):
- Kể lại chuyện Bàn chân kì diệu và nêu bài học mà mình học được ở Nguyễn Ngọc Ký
- Viết bài văn kể chuyện: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu
- Giải bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại
- Mỗi bạn đưa ra một tình huống có thể dùng câu hỏi để:
- Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dần gián tiếp: