Giải bài Kể chuyện Những chú bé không chết

13 lượt xem

Tiếng Việt 4 tập 2, Tiếng Việt 4 tập 2, Giải bài Tập đọc Khuất phục tên cướp biển Tiếng Việt 4 tập 2. Câu chuyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.

1. Kể lại từng đoạn của câu chuyện

  • Tranh 1: Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo
  • Tranh 2: Mấy tên phát xít dẫn một chú bé đến tên chỉ huy và bắt đầu tra khảo.
  • Tranh 3: Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.
  • Tranh 4: Sang đêm thứ ba,bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng.

2. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo… Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không gặp sự chống cự của du kích, Chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng đã nổ ran. Bọn phát xít nhớn nhác hỏi nhau: “ Bắn ở đâu thế ?” Một tên lính hấp tấp từ ngoài chạy vào, nói: “ Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa ! Đã bắt được một tên du kích ! ” .

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi :

- Mày là ai ?

Chú bé kiêu hãnh trả lời :

- Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát:

- Đội du kích của chúng mày ở đâu?

Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ:

- Tao không biết!

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man, nhưng chú không nói nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú ra bắn.

Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi:

- Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

- Tao là du kích!

Tên phát xít không còn tin ở mắt mình nữa.

Trước mặt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rền rĩ:

-Ôi lạy chúa! Đất nước này thật là ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

- Treo cổ! Treo cổ nó lên!

Mệnh lệnh của hắn được thi hành ngay.

Sang đêm thứ ba,bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí :

- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi, bảo hắn:

- Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy.

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, không dám ngẩng đầu lên.

3. Câu chuyện ca ngợi những phẩm chất gì ở các chú bé? Tại sao truyện lại có tên là Những chú bé không chết? Em thử đặt tên khác cho câu chuyện này.

  • Câu chuyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
  • Truyện có tên là Những chú bé không chết vì tất cả những thiếu niên trên đất nước Liên Xô đều dũng cảm, gan dạ, bọn phát xít giết chết chú bé này lại xuất hiện những chú bé khác.
  • Có thể đặt những tên khác cho truyện như: Những chú bé gan dạ, Những chú bé quả cảm, Những thiếu niên dũng cảm.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội