giải bài Tập đọc: Bầm ơi

15 lượt xem

Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến và người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải các bài tập dễ dàng, hiệu quả. Các em hãy cùng theo dõi nhé!

1. Nội dung

Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến và người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

2. Luyện tập

Câu 1: trang 130 sgk tiếng việt 5 tập 2

Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

Trả lời:

  • Trong một buổi chiều mưa phùn gió bấc, thời tiết trở nên giá buốt, lúc này ở quê hương đang bước vào vụ cấy, người chiến sĩ đã nhớ đến mẹ.
  • Anh nhớ về hình ảnh mẹ ra ruộng cấy trong chiều đông giá rét “Chân lội xuống bùn, tay cấy mạ non”.

Câu 2: trang 130 sgk tiếng việt 5 tập 2

Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.

Trả lời:

Tình cảm mẹ đối với con:

Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

Tình cảm con đối với mẹ:

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

==> Qua đó thể hiện tình cảm mẹ con vô cùng sâu đậm, tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 3: trang 130 sgk tiếng việt 5 tập 2

Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?

Trả lời:

Anh chiến sĩ đã dùng cách nói so sánh để làm yên lòng mẹ:

Con đi trăm suối ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

==> Qua những câu thơ, người chiến sĩ muốn nhắn nhủ dù bao nhiêu công việc con đang làm cũng không bằng nỗi vất vả, khó nhọc mẹ đang phải trải qua.

Câu 4: trang 130 sgk tiếng việt 5 tập 2

Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về nguời mẹ của anh?

Trả lời: Qua những lời tâm tình của anh chiến sĩ đã hiện lên hình ảnh người mẹ của anh là người phụ nữ hiền hậu, chịu thương chịu khó, rất mực thương con


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội