Kể chuyện mà em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc bảo vệ thiếu nhi: Bố mẹ A Néo bất chấp khó khăn cho các con đến trường
Bài mẫu 2: Kể chuyện mà em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc bảo vệ thiếu nhi: Bố mẹ A Néo bất chấp khó khăn cho các con đến trường
Bài làm:
Vừa qua, tôi có được chị gái cho đi từ thiện cùng đoàn trường của chị. Đó quả là chuyến từ thiện đầy ý nghĩa đối với tôi. Qua chuyến từ thiện đó, tôi mới hiểu được sự vươn lên trong cuộc sống của nhiều người trong đó có gia đình bạn A Néo thuộc tỉnh Hà Giang nơi mà tôi đã đi từ thiện.
Mới hơn 5 giờ sáng, đoàn xe đưa chúng tôi lên vùng miền núi của tỉnh Hà Giang. Nơi đây có rất nhiều hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn. Đến nơi, các anh chị vội vàng xếp quà xuống khu vực ủy ban nhân dân xã để đầu giờ chiều đoàn tình nguyện có buổi giao lưu tặng quà cho các em học sinh. Tôi cũng giúp anh chị một số việc vừa với sức của mình.
Đầu chiều, buổi giao lưu diễn ra trong niềm vui và sự háo hức của các bạn nhỏ. Vừa giao lưu ca nhạc, vừa ăn bánh và cuối cùng là phát quà cho các bạn. Món quà tuy nhỏ nhưng ai nấy đều thể hiện niềm vui sướng.
Tưởng chừng như buổi lễ kết thúc thì chúng tôi lại lên xe về Hà Nội. Nào ngờ, các anh chị còn có chương trình đi trao quà cho một số bạn nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt không thể đến được trong buổi giao lưu, trong đó có ngôi nhà của bạn A Néo.
Nhà A Néo nằm trên một con dốc khá cao, đó là một ngôi nhà sàn cũ kĩ, sụp sệ. Nhà A Néo có ba anh chị em, A Néo lại là anh cả trong nhà nhưng không may từ khi sinh ra đôi chân của bạn ấy đã bị bại. Mọi hoạt động sinh hoạt của bạn ấy chủ yếu dựa vào chiếc xe lăn vừa được hội khuyết tật trao tặng.
Vừa vào đến cổng, tôi đã nghe tiếng kêu vang lên:
- Mẹ ơi! Có nhiều anh chị lắm đến chơi nhà mình.
Chúng tôi ai nấy đều cười và kêu với lại:
- A Néo có thích các anh chị đến chơi không?
Bạn ấy nhanh nhảu đáp lại:
- Có ạ! Anh chị vào nhà em chơi.
Không như các bạn nhỏ khác cứ khép nép, ngượng ngùng. A Néo rất hoạt bát và niềm nở mời chúng tôi vào chơi. Lúc đó mẹ A Néo cũng từ chuồng gà đi vào:
- Chào các cô, các chú. Các cô các chú vừa mới tới chơi ạ?
Chị trưởng đoàn lên tiếng:
- Dạ, chúng cháu chào cô, chúng cháu là đoàn thanh niên tình nguyện thủ đô, hôm nay có chuyến từ thiện trên này, tiện ghé qua thăm nhà cô chú và em A Néo ạ!
Mẹ A Néo vừa rót nước vừa nói:
- Vâng cảm ơn các cô chú, hôm bữa ông thôn trưởng thông báo mời A Néo ra ủy ban xã giao lưu cùng các anh chị cô chú nhưng hôm nay bố nó đi làm xa, nhà có con lợn đang sắp đẻ nên không có ai đưa A Néo đi được.
Mẹ dứt lời A Néo cũng lên tiếng:
- Em nhờ mẹ đưa đi nhưng mẹ bận cho lợn sinh em bé nên không đi được. Em tiếc lắm.
Một chị trong nhóm lên tiếng:
- Không sao, em không ra được thì các anh chị vẫn vào nhà chơi với A Néo mà.
A Néo phì cười và nói:
- Vâng ạ.
Tiếp đó, các anh chị lần lượt hỏi thăm về cuộc sống của gia đình A Néo. Mẹ A Néo trầm ngâm ngồi kể:
A Néo năm nay được 10 tuổi rồi. Nhưng số phận đưa đẩy, A Néo sinh ra bị bại đôi chân nên không thể vui chơi đi lại như các bạn khác. Nhiều lúc thấy con mình ngồi xe lăn nhìn bạn chơi mà cô chú cũng tủi thân lắm. Thi thoảng, hai mẹ con nhóm lửa, A Néo cũng tâm sự với mẹ là ước gì con được đi chơi như các bạn, được giúp bố mẹ công việc nhà. Lúc đó, tôi phải ngoảnh mặt để gạt nước mắt cho con đỡ nhìn thấy. Thấy thương con, nhưng nhìn đi nhìn lại, gia đình cũng chẳng có gì để có thể bán đi chạy tiền chữa đôi chân con nên chúng tôi đành chịu. Giờ phải nuôi ba con, nên bố nó phải đi làm thuê xa, chứ ở nhà không có việc làm.
Vậy, các em có được đi học không cô? Một chị trong đoàn hỏi
Nhắc đến chuyện học hành, nét mặt cô có vẻ sáng hơn, cô nói:
- Có chứ, chỉ có em nhỏ mới ba tuổi chưa đi học, còn em thứ hai đang học lớp 3, A Néo đây cũng được đi học nè.
Vừa nói xong, cô xoa đầu A Néo vừa cười.
- Vậy hằng ngày, ai đưa A Néo đi học vậy cô? Chị ấy lại hỏi
- Bây giờ, chú đi làm xa, nên hằng ngày cô đưa hai đứa đi học. Cũng có lần bạn A Néo đưa đi nhưng vì đường khá khó, đi lại xa xôi sợ có chuyện gì nên cô chịu khó đưa các em ấy. Được cái, hai đứa đều học khá, nên cô cũng vui vẻ và chịu khổ đưa các em kiếm con chữ.
- Như vậy thì cô cũng vất vả đấy cô nhỉ? Một anh khác lên tiếng
- Cũng hơi mệt, nhưng vì tương lai của con nên cô chịu khó được. Cô chỉ sợ chúng nó không thích học thôi, chứ cô chú luôn mong con cái mình thoát cảnh của bố mẹ nó. Nhìn các anh chị đi trước được đi học đại học, được sống thành phố tấp nập, đón bố mẹ xuống chơi mà A Néo khoái lắm. Nên em cũng chịu khó học và đạt được học sinh giỏi đấy các anh chị ạ. Em biết thương mẹ nên luôn chăm chỉ học, dạy em học nữa nên bố mẹ yên tâm lắm.
Ngồi nghe cô kể chuyện về hoàn cảnh mà ai cũng cảm thấy khâm phục cô chú cũng như khả năng vươn lên của A Néo. Câu chuyện vẫn tiếp nối, chúng tôi vẫn ngồi nghe và tâm sự cùng mẹ con A Néo. Tầm ngả chiều, chúng tôi tạm biệt gia đình và lên xe về thành phố.
Qua câu chuyện trên tôi thầm nghĩ, ước gì bố mẹ nào cũng được như bố mẹ A Néo, và ước gì các bạn nhỏ đều cố gắng chăm ngoan và học giỏi như A Néo. Tôi cảm thấy tự hào về họ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn xem A Néo là một tấm gương sáng cho tôi noi theo.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài Tập đọc Sang năm con lên bảy
- Giải bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Giải bài Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
- Giải bài Chính tả: Núi non hùng vĩ
- Kể chuyện mà em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc bảo vệ thiếu nhi: Bà Tám cưu mang đứa trẻ bị bỏ rơi
- Giải bài Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
- Giải bài Chính tả: Bầm ơi
- Kể về một lầm em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội: Tham gia vệ sinh đài tưởng niệm của xã
- Giải bài Tập làm văn: Tả con vật (Kiểm tra viết) trang 125
- Giải bài Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê-đê
- Giải bài Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
- Giải bài Ôn tập cuối học kì II tiết 1