Giải bài tập đọc: Rất nhiều mặt trăng (tiếp) - tiếng việt 4 tập 1 trang 168

42 lượt xem

Tiếng Việt 4 tập 1, Giải bài ập đọc: Rất nhiều mặt trăng (tiếp) - tiếng việt 4 tập 1 trang 168. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

I. Tìm hiểu chung bài đọc

1. Bố cục: chia 3 đoạn

  • Đoạn 1: Nhà vua rất mừng.... nhà khoa học đều bó tay
  • Đoạn 2: Mặt trăng đã bắt đầu nhô..... chiếc dây chuyền ở cổ
  • Đoạn 3: Làm sao mặt trăng....rón rén ra khỏi phòng.

2. Nội dung: Trẻ em ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các vật thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác với người lớn.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Nhà vua lo lắng về điều gì?

Trả lời:

Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.

Câu 2: Vì sao một lần nữa các vị thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?

Trả lời:

Một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua vì mặt trăng ở rất xa và rất to, tỏa sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được.

Câu 3: Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

Trả lời:

Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng khác.

Câu 4: Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì ? Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất:

a. Đồ chơi đem lại niềm vui lớn cho trẻ em.

b. Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hàng ngày.

c. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

Trả lời:

Cách giải thích của công chúa nói lên:

Đáp án c. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội