Giải sinh 7 bài 20: Thực hành Quan sát một số thân mềm

1 lượt xem

Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Quan sát một số thân mềm Sinh học lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt

I. Yêu cầu

  • Quan sát mẫu ngâm, mẫu mổ sẵn, tranh ảnh, tranh vẽ
  • Phân biệt được cấu tạo chính của thân mềm: từ cấu tạo vỏ đến cấu tạo ngoài và cấu tạo trong. Mỗi nội dung thực hiện trên mộ mẫu vật được chuẩn bị sẵn.
  • Cúng cố kĩ năng dùng lúp và cách so sánh, đối chiếu tài liệu, tranh vẽ sẵn với mẫu vật để quan sát

II. Chuẩn bị

  • Một số tranh ảnh về thân mềm sưu tầm được, một số vỏ: trai, ốc, sò... nếu có. Nơi có điều kiện đem theo con ốc sên nuôi sống trong lọ thủy tinh hay con trai sông nuối trong lọ nước.
  • Một số lọ ngâm mẫu vật cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của mực.
  • Sau thục hành nếu có điều kiện có thể xem băng hình.

III. Nội dung

1. Cấu tạo vỏ

  • Vỏ ốc có cấu tạo phức tạp nhất, có đầy đủ cấu tạo 3 lớp, thích nghi với lối sống bò chậm chạp.
  • Cấu tạo đơn giản nhất là mai mực chỉ còn lớp giữa phát triển thích nghi với lối sống bơi lội tích cực trong nước.
  • Quan sát hình 20.1, 2, 3 đối chiếu với mẫu vật

2. Cấu tạo ngoài

  • Cơ thể trai sống, cắt cơ khép vỏ để mở vỏ (hình 20.4)
  • Cơ thể mực là đối tượng giúp quan sát rõ về cấu tạo ngoài của thân mềm (hình 20.5)
  • Quan sát hình 20.4, 5 đối chiếu với mẫu vật.

3. Cấu tạo trong

  • Quan sát hình 20.6, đối chiếu với mẫu vật

IV. Thu hoạch

1. Hoàn thành chú thích các hình

2. Hoàn thành bảng thu hoạch

Bảng. Thu hoạch

STTĐặc điểm quan sátỐcTraiMực
1Số lớp cấu tạo của vỏ331
2Số chân1110
3Số mắt2Không2
4Có giác bámKhôngKhông
5Có lông trên tấm miệngKhôngKhông
6Dạ dày, ruột, gan, túi mực,…Có ống tiêu hóa (không có túi mực)Có ống tiêu hóa (không có túi mực)Có ống tiêu hóa (có túi mực)

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội