Giải sinh 7 bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương mổ mẫu chim bồ câu
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Quan sát bộ xương mổ mẫu chim bồ câu Sinh học lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt
I. Yêu cầu
- Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay.
- Xác định được các cơ quan của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu.
II. Chuẩn bị
- Mẫu mổ chim bồ câu
- Bộ xương chim
- Tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim
III. Nội dung
1. Quan sát bộ xương chim bồ câu
Quan sát bộ xương chim đối chiếu với hình 42.1 để nhận biết các thành phần của bộ xương và nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống bay.
Hình 42.1. Bộ xương chim
1. Xương đầu; 2. Các đốt sống cổ; 3. Các đốt sống lưng; 4 - 5. Các đốt sống cùng và cột; 6. Xương sườn; 7. Xương mỏ ác (có mẫu lưỡi hái); 8. Các xương đai chi trước; 9. Các xương chi trước (xương cánh); 10. Xương đai hông; 11. Các xương chi sau
2. Quan sát các nội quan trên mẫu mổ
Quan sát mẫu mổ kết hợp với hình 42.2 để xác định các cơ quan và thành phần cấu tạo của từng hệ.
Hình 42.2. Cấu tạo trong của chim bồ câu
1. Thực quản; 2. Diều; 3. Dạ dày tuyến; 4. Dạ dày cơ (mề); 5. Ruột; 6. Gan; 7. Tụy; 8. Tim; 9. Các gốc động mạch; 10. Khí quản; 11. Phổi; 12. Ti; 13. Thận; 14. Huyệt
IV. Thu hoạch
1. Những đặc điểm thích nghi với đời sống bay của chim
- Đặc điểm chung: Bộ xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, chắc → Thích nghi với sự bay.
Bộ phận | Đặc điểm thích nghi |
Xương đầu | -Hốc mắt lớn, hộp sọ rộng, mỏng, hàm không có răng → Nhẹ |
Xương thân | - Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực → giúp vận động cánh. - Các đốt sống lưng, các đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành 1 khối vững chắc. |
Xương chi | - Chi trước biến đối thành cánh → bay - Xương cánh và xương đùi rỗng → nhẹ |
2. Xác định cơ quan và thành phần cấu tạo của từng hệ
Bảng. Thành phần cấu tạo của một số hệ cư quan
Các hệ cơ quan | Các thành phần cấu tạo của từng hệ cơ quan |
Tiêu hóa | ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → mề → ruột → huyệt |
Tuyến tiêu hóa: tuyến gan, tuyến tụy, túi mật | |
Hô hấp | Khí quản, phổi, các túi khí |
Tuần hoàn | Tim, các động mạch, tì |
Bài tiết | Thận, xoang huyệt |
Sinh dục | Huyệt |
- Hệ tiêu hóa của chim khác với các động vật có xương sống khác là có cả dạ dày tuyến và dạ dày cơ => Nâng cao hiệu quả tiêu hóa cả về mặt hóa học và cơ học, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
=> Cơ thể chim nhẹ vì không chứa nhiều thức ăn trong cơ thể nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động.
Xem thêm bài viết khác
- Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người?
- Giải bài 14 sinh 7: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học
- So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
- Nêu đặc điểm chung của Bò sát
- Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng Guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
- Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn
- San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?
- Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay
- Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thế với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể?
- Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết