Giải VNEN toán 9 bài 10: Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp

181 lượt xem

Giải bài 10: Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp - Sách hướng dẫn học toán 9 tập 2 trang 117. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Xem hình 109. Với mỗi hình, từ 109a) đến 109f), nhận xét về: quan hệ giữa các đỉnh của mỗi đa giác với đường tròn; quan hệ giữa các cạnh của mỗi đa giác với đường tròn.

Trả lời:

Các hình a) b) c) d) có tất cả các đỉnh của đa giác thuộc một đường tròn (đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của đa giác).

Hình e) đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của đa giác nhỏ và tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác lớn.

Hình f): Đường tròn nhỏ tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác, đường tròn lớn đi qua tất cả các đỉnh của đa giác.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp đa giác

a) Đọc và làm theo hướng dẫn (sgk trang 117)

b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 118)

c) Luyện tập, ghi vào vở

Xem hình 112

Ở hình 112, lục giác ABCDEF ngoại tiếp đường tròn (O) hay đường tròn (O) nội tiếp lục giác ABCDEF,

Hãy cho biết:

  • Lục giác GHIJKL nội tiếp hay ngoại tiếp đường tròn (O)
  • Tứ giác RSTU nội tiếp hay ngoại tiếp đường tròn (O')?

Trả lời:

c)

  • Lục giác GHIJKL nội tiếp đường tròn (O).
  • Tứ giác RSTU ngoại tiếp đường tròn (O').

2. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp một đa giác đều

a) Đọc và làm theo hướng dẫn (sgk trang 118)

b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 119)

c) Luyện tập, ghi vào vở (sgk trang 119)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội