Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi, Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
Câu 1: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 1,2
a. Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau, Anh/chị cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh?
Bài làm:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem !
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
a. Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ "thân em như…." kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xót xa. Đây là lời của cô gái đang trong độ tuổi xuân thì. Họ khao khát hạnh phúc nhưng họ không tự quyết định được số phận và cuộc đời của mình. Bài ca dao là những ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
b. Sắc thái riêng của mỗi bài ca dao được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau
- Bài ca dao 1 mở đầu bằng “Thân em như…’’ với âm điệu xót xa, bùi ngụi. Đây là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ tự ví mình như “tấm lụa đào’’ – hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và phơi phới tuổi xuân – nhưng họ mang thân phận phụ thuộc, không thể tự quyết định hạnh phúc của mình. Do vậy, tâm trạng của họ là vừa xót xa cho thân phận, vừa lo lắng, bất an cho tương lai của mình. Nỗi đau và nỗi lo đó được bộc lộ qua sự đối lập giữa hai dòng thơ: Thân em như tấm lụa đào (đẹp, hạnh phúc) /Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? (đau xót, lo lắng).
- Bài ca dao 2 là sự tự ý thức rõ hơn, và ở đây được nhấn mạnh đến giá trị thực của người con gái. Hình ảnh củ ấu gái: Ruột trong thì trắng / vỏ ngoài thì đen hay chính là những phẩm chất, tính nết tốt đẹp trong người con gái. Họ phải bộc bạch kĩ và mời mọc da diết (Ai ơi, nếm thử mà xem - Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi) vì giá trị của họ không được ai biết đến. Bài ca còn là lời mời mọc da diết của cô gái. Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. Và đó chính là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái trong xã hội cũ.
Xem thêm bài viết khác
- Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước
- Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Hãy phân tích và làm sáng tỏ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cảnh ngày hè
- Soạn văn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
- Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân là gì? Âm điệu câu thơ lục ngôn kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thất ngôn như thế nào?
- Nội dung chính bài Lập kế hoạch cá nhân
- Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945
- Soạn văn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh dưới đây
- Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Mục đích tóm tắt ở (1) và (2) có gì khác nhau?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiến thắng Mtao Mxây
- Nội dung chính bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ