Hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè (âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian,…) trong bài thơ. Nêu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ.
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu
a) Hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè (âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian,…) trong bài thơ. Nêu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ.
Bài làm:
Những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè trong bài thơ:
- Âm thanh:
+ Tiếng chim tu hú “gọi bầy”
+ Tiếng ve ngân
+ Tiếng sáo diều vi vu
-> Âm thanh tươi vui, rộn rã.
- Màu sắc:
+ Màu vàng của cánh đồng lúa chín và những bắp ngô.
+ Màu hồng đào của nắng
+ Màu xanh của bầu trời
-> Màu sắc sống động, tươi tắn và rực rỡ.
- Hương vị:
+ Mùi của lúa chín
+ Mùi thơm ngọt của trái cây chín trong vườn.
-> Mùi hương thân thuộc, ngọt ngào, gần gũi.
- Không gian: Khoáng đạt, rộng lớn với “trời xanh càng rộng càng cao”; đầy tự do với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
-> Không gian khoáng đạt và đầy tự do.
=> Nhận xét: Qua sáu câu thơ đầu, tác giả Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh ngày hạ bằng thơ tuyệt đẹp, một mùa hạ rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, thật tươi vui và tràn đầy sức sống.
Xem thêm bài viết khác
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
- Mỗi nhóm hãy lựa chọn và phân tích một đặc điểm nghệ thuật của văn bản Thuế máu dựa trên những gợi ý sau:
- Nêu ba tình huống cần phải viết văn bản thông báo ở trường em.
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Theo em, thế nào là hài kịch?
- Đọc những vế câu/ câu trong bảng dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
- Muốn viết văn bản thuyết minh, cần thực hiện các bước nào? Vì sao phải làm như vậy?
- Ví dụ 3: Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu...
- Ôn tập văn học Việt Nam - Phần thơ trữ tình
- Từ hình tượng nhân vật Đôn – ki – hô – tê trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em rút ra kinh nghiệm gì về việc đọc sách?
- Soạn văn 8 VNEN bài 23: Nước Đại Việt ta
- Bài Chiếu dời đô được Lí Công Uẩn viết nhằm mục đích gì?