Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau: a, Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
108 lượt xem
Câu 1: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2
Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau:
a, Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
b, Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.
d, Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm).
Bài làm:
- Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.
- Thân bài:
- Miêu tả khát quát về đồ dùng (màu sắc, chất liệu, hình dáng)
- Giới thiệu cấu tạo của đồ dùng
- Giới thiệu công dụng đồ dùng
- Bảo quản và sử dụng
- Vai trò và ý nghĩa của đồ dùng đó
- Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
- Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh đó
- Thân bài:
- Nguồn gốc của danh lam thắng cảnh (lý do chọn)
- Miêu tả bao quát về danh lam, thắng cảnh.
- Giới thiệu từ xa đến gần, từ ngoài vào trong cấu tạo.
- Giới thiệu vai trò và ý nghĩa
- Công tác bảo tồn
- Kết bài: Cảm nghĩ bản thân.
- Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về văn bản, thể loại văn học (tác giả, hoàn cảnh sáng tác)
- Thân bài:
- Giới thiệu nội dung tác phẩm
- Giới thiệu các nhân vật (chú trọng nhân vật trung tâm)
- Giới thiệu các chi tiết, hành động tiêu biểu.
- Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
- Gía trị nhân văn của tác phẩm mang đến.
- Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.
- Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm):
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay thí nghiệm đó
- Thân bài:
- Nguyên liệu cần có
- Cách làm
- Cách sử dụng
- Đánh giá kết quả.
- Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
Xem thêm bài viết khác
- Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ
- Soạn văn bài: Khi con tu tú
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thuế máu
- Văn thuyết minh về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ quê hương
- Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào
- Soạn văn bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
- Hãy chọn một trong các tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo.
- Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm
- Hãy viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh
- Nội dung chính bài Ông đồ
- Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như "Anh ăn cơm chưa?" "Cậu đọc sách đấy à?", "Em đi đâu đấy?" không nhằm để hỏi