Hãy viết báo cáo về một số bệnh thường hặp ở cơ quan tiêu hóa. Mỗi bệnh cần có ý chính sau:
29 lượt xem
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hãy viết báo cáo về một số bệnh thường hặp ở cơ quan tiêu hóa. Mỗi bệnh cần có ý chính sau:
- tên bệnh
- triệu chứng
- nguyên nhân
- cách phòng tránh
Bài làm:
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp
Các chuyên gia Y tế chỉ ra rằng, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do những yếu tố sau:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Sử dụng nhiều chất kích thích (rượu bia, thuốc lá), ăn đồ quá cay, đồ chiên xào, ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ,… là những nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Sinh hoạt không điều độ: Ngủ nghỉ không đủ giấc, ăn quá muộn hoặc quá sớm,… cũng có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Dùng nhiều thuốc Tây và hóa chất: Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc nhiễm kim loại nặng khiến niêm mạc dạ dày, tá tràng tổn thương và dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
- Nhiễm khuẩn: Khi dạ dày bị xâm nhập bởi vi khuẩn HP sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
- Do bệnh lý: Tiểu đường, hạ đường huyết, xơ gan,… là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Nguyên nhân khác: Căng thẳng, sợ hãi thời gian dài sẽ gây áp lực cho dạ dày tá tràng và gây bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, triệu chứng của bệnh không quá rõ ràng, hơn nữa dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý khác về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng điển hình sau:
- Đầy bụng: Người bệnh luôn trong trạng thái đầy bụng khó chịu, cảm giác no không muốn ăn gì.
- Ợ hơi, ợ chua: Niêm mạc dạ dày, tá tràng tổn thương khiến cho lượng dịch vị tại đây bị mất kiểm soát, gây ra chứng ợ hơi, ợ chua hoặc ợ nóng sau khi ăn no.
- Buồn nôn, nôn: Chức năng co bóp thức ăn của dạ dày giảm dần khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn và nôn, nhất là sau khi ăn no.
- Đau bụng vùng thượng vị, giữa bụng âm ỉ: Người bệnh thấy đau âm ỉ vùng bụng thượng vị và vùng giữa. Cơn đau xuất hiện đột ngột và biến mất cũng nhanh khiến bệnh nhân chủ quan.
- Rối loạn tiêu hóa, đại tiện: Đi ngoài thường xuyên, chỉ cần ăn một chút đồ ăn lạ hoặc thực phẩm không đảm bảo, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ thì sẽ ngay lập tức phải chịu đựng cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy kéo dài không dứt.
- Triệu chứng khác: Ăn không ngon miệng, chán ăn, cơ thể suy nhược, mất ngủ, giảm cân, lo lắng,…
Xem thêm bài viết khác
- Khoa học tự nhiên 7 bài 27
- Từ các kết quả trên em có nhận xét gì về tác dụng của các vật (thước nhựa, thanh thủy tinh, mảnh nilong) sau khi bị cọ xát lên các vụn giấy, nilong, xốp? Liệu điều gì đã xảy ra với các vật sau khi bị cọ xát
- 1. Tìm hiểu chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp
- Trong thí nghiệm 1, các vật (hai mảnh nilong) sau khi cọ xát với len đã mang điện tích cùng loại hay khác loại? Hỏi tương tự với thí nghiệm 2,3
- Quan sát hình 31.3, mô tả quá trình thụ tinh và thụ thai.
- Tại sao ở những căn phòng hẹp người ta treo một gương phẳng lớn hướng ra cửa thì làm cho căn phòng sáng hơn?
- Khí X có trong thành phần của khí hóa lỏng dùng cho bếp gas để đun nấu.... Khí X có thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố như sau: 81,82% C; 18,18%H. Xác định công thức hóa học của X, biết khí X nặng hơn hidro 22 lần
- Mắc mạch điện gồm nguồn điện và bóng đèn, công tắc điện. Đóng công tắc quan sát xem đèn có sáng không? Nếu đèn không sáng thì thử dự đoán có thể do những nguyên nhân nào? ...
- Em hãy bổ sung thông tin vào các ô trống trong bảng sau đây theo mẫu
- Hãy quan sát một số chiếc loa thùng đang phát ra âm. Khi loa phát ra âm, bộ phận nào của loa dao động ? Hãy nêu cách để kiểm tra bộ phận dao động khi loa phát ra âm.
- 7. Tìm hiểu vai trò của tuyến trên thận
- Hãy lấy thêm một số ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng, thảo luận nhóm để nêu một vài tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sinh vật và con người mà em biết