Khoa học tự nhiên 7 bài 4: Phản ứng hóa học
Soạn bài 4: Phản ứng hóa học - sách VNEN khoa học tự nhiên 7 trang 18. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Họa động khởi động
Quan sát các hình ảnh sau và cho biết: trong các quá trình được mô tả quá trình nào có chất mới tạo thành? Dấu hiệu nào cho biết điều đó?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I.Sự biến đổi chất
Thí nghiệm (SGK trang 19)
Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi:
Thí nghiêm nào có chất mới được hình thành?
Những dấu hiệ nào cho biết có chất mới được hình thành?
Bài tập:
1. Trong các thí nghiệm ở trên thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lí, thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hóa học? Vì sao ?
2. Dùng các từ/ cụm từ "có/ không có" để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Một số dấu hiệu có thể nhận biết biến đổi vật lí là: .....(1)..... chất mới tạo thành; thường .....(2)..... nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc................. hiện tượng phát sáng; .....(3)..... sự thay đổi về trạng thái, tăng hay giảm thể tích, nở ra hay co lại; hay các biến đổi về mặt cơ học.
Một số dấu hiệu có thể nhận biết biến đổi hóa học là: .....(4).....chất mới tạo thành; biến đổi .....(5)..... kèm theo nhiệt tỏa ra hay thu vào hoặc hiện tượng phát sáng, .....(6).....kèm theo sự thay đổi về một trong các dấu hiệu như: màu sắc, mùi vị, .....(7).....khí thoát ra, tạo thành chất kết tủa.
II. Phản ứng hóa học
Quan sát sơ đồ 4.1 và cho biết:
Ở bên trái mũi tên có các nguyên tử nào, số lượng bao nhiêu? Những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
Ở bên phải mũi tên có các nguyên tử nào, số lượng bao nhiêu? Những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
So sánh số nguyên tử C, H, O ở bên trái bên phải mũi tên và rút ra kết luận.
Câu hỏi
1. a,Viết sơ đồ bằng chữ của phản ứng hóa học xảy ra khi đốt cháy metan trong không khí.
b,Xác định chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm phản ứng.
2. Chọn từ, cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây (nguyên tử; phân tử; chất)
Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các.......(1)........ bị thay đổi làm cho ........(2)........ này biến đổi thành.........(3)......... khác. Kết quả là ...........(4)..........này biến đổi thành ...........(5)..........khác.
Thí nghiệm (SGK KHTN 7 trang 21)
Hãy quan sát hiện tượng và điền đầy đủ thông tin vào bảng dưới đây:
Thí nghiệm | Dấu hiệu quan sát được chứng tỏ có chất mới tạo thành | Phản ứng hóa học xảy ra do |
C. Hoạt động luyện tập
1. Cho hai quá trình sau:
a, Nước đá (rắn) -> nước lỏng (lỏng) -> hơi nước (khí) (hình 4.2).
b, Điện phân nước trong bình điện phân (hình 4.3).
Em hãy cho biết quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. Giải thích
2. Quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra ?
a, Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
b, Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn rồi tán thành đinh.
c, Hòa tan đường vào nước.
d, Vành xe đạp bằng thép bị phủ một lớp gỉ màu nâu đỏ.
đ, Đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
e, Tách khí oxi từ không khí.
g, Quá trình tiêu hóa thức ăn.
h, Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
i, Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua.
k, Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.
l, Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu.
3. Phân đạm ure được sử dụng cho tất cả các loại cây trồng, trên các loại đất khác nhau, giúp cây tăng trưởng và phát triển nhanh làm tăng năng suất cây trồng. Sơ đồ phản ứng bằng chữ của phản ứng hóa học điều chế phân đạm ure được biểu diễn như sau:
a, Chất nào đã tham gia phản ứng?
b, Sản phẩm tạo thành là chất nào?
c, Điều kiện tối ưu cho phản ứng hóa học trên là gì?
4. Biểu diễn các phản ứng hóa học sau theo sơ đồ phản ứng bằng chữ:
a, Thổi hơi thở ( chứa khí cacbonic) vào nước vôi trong ( chứa canxi hidroxit), tạo thành canxi cacbonat và nước (thấy dung dịch vẩn đục)
b, Hidro peoxit ( nước oxi già) bị phân hủy thành nước và oxi.
c, Nung đá vôi (thành phần chính canxi cacbonat) tạo thành vôi sống (thành phần chính canxi oxit) và khí cacbonic.
D. Hoạt động vận dụng
1. Em hãy chỉ ra ba hiện tượng trong tự nhiên và đưa ra lí do chứng minh đó là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học.
2. Viết sơ đồ hóa học bằng chữ của ba phản ứng hóa học xảy ra trong đời sống hằng ngày.
3. Trong các quá trình sau đây quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học? Giải thích
a, Khi đánh diêm que diêm bùng cháy.
b, Hòa tan mực vào nước.
c, Trứng để lâu ngày bị thối,
d, Khi đun nước ấm sôi thấy có hơi nước bốc lên.
đ, Làm nước đá trong tủ lạnh.
e, Khi nấu canh cua thì gạch cua nổi lên.
g, Thức ăn để lâu ngày bị ôi, thiu.
4. Trong lò than cháy đã xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi trong không khí tạo ra khí cacbonic.
a, Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ của phản ứng hóa học trên.
b, Điều kiện để xảy ra phản ứng trên là gì ?
c, Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra ?
d, Đề xuất phương án để than cháy nhanh và hiệu quả hơn.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Tìm hiểu các hiện tượng có liên quan đến sự biến đổi hóa học trong cuộc sống xung quanh (hoặc thông tin qua sách báo, internet). chọn một hiện tượng mà em thấy thú vị và mô tả hiện tượng đó.
Xem thêm bài viết khác
- 1. Hãy thực hiện các hoạt động sau:
- 4. Theo em, có những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trong giai đoạn này?
- 3. Trao đổi khí
- Giải thích tại sao khi gặp phải âm thanh quá to người ta nên há miệng ra.
- Em hãy tìm hiểu thêm về một trong các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở người. Mô tả lại vào vở và chia sẻ với cả lớp.
- Dùng một ống rỗng để quan sát dây tóc bóng đèn pin khi đèn sáng. Lần thứ nhất để ông thẳng, lần thứ hai để ông cong. Em hãy cho biết sẽ nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng khi dùng ống cong hay ống thẳng...
- Hãy bổ sung thông tin vào bảng dưới đây theo mẫu và so sánh khối lượng của 1 mol chất với nguyên tử khối và phân tử khối của các chất tương ứng.
- Điền ý nghĩa của các công thức hóa học của các chất trong các ô trống sau
- 3. Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra các căn bệnh/hội chứng trong hình 12.22 - 12.24 là gì? (điền kết quả vào bẳng 12.5)
- Thực hành hình thành PXCĐK trong học tập:
- Tính tích x x a và y x b, ghi kết quả theo bảng sau:
- Quan sát hình 31.3, mô tả quá trình thụ tinh và thụ thai.