Hãy tìm hiểu và chia sẻ các các hình ảnh khác nhau và nguyên tắc hoạt động của cầu chì, áp-tô-mát.

  • 1 Đánh giá

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hãy tìm hiểu và chia sẻ các các hình ảnh khác nhau và nguyên tắc hoạt động của cầu chì, áp-tô-mát.

Bài làm:

*Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ.

Trong tiếng Anh, fuse (cầu chì) có nghĩa gốc là "tự tan chảy". Cầu chì thực hiện theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Để làm được điều này, điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp.

*Aptomat

Nguyên lý hoạt động của aptomat

  1. Cơ cấu tiếp điểm, giống như công tắc trong thiết bị đóng cắt aptomat nó chính là cái gạt bật tắt thiết bị.
  2. Ngàm tiếp điểm.
  3. Nam châm hay còn gọi là phần ứng.
  4. Lõi thép hay còn gọi là phần cảm.
  5. Cuộn dây cuốn quanh lõi thép 4 để khi có dòng điện chạy qua sẽ sinh ra điện từ trường.
  6. Lò xo mang cơ cấu tiếp điểm phụ.
  7. Lò xo mang cơ cấu tiếp điểm chính

Trường hợp 1: Trong điều kiện thông thường lực điện từ FCuộn dây này nhỏ hơn lực đàn hồi của lò xo 6 FLò xo:
FCuộn dây < FLò xo
Do đó tiếp điểm 2 đóng, tiếp điểm 1 sẽ đóng và dòng điện chạy qua đến các thiết bị điện khác trong hệ thống.
Trường hợp 2: xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải thì dòng điện I tăng lên, theo công thức ở trên lực điện từ trong cuộn dây FCuộn dây tăng lên đến khi lớn hơn FLò xo làm cho lõi thép 4 hút nam châm 3 và ngàm tiếp điểm 2 mở ra, khi đó lò xo 7 làm cho cơ cấu tiếp điểm 1 bị kéo ra và mạch điện bị hở tại 1 và toàn bộ hệ thống điện ngưng hoạt động. Hệ thống đã được bảo vệ khỏi sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, nếu không có cầu dao tự động này thì toàn bộ hệ thống điện sẽ bị cháy.

  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021