Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng hoặc danh nhân của nước ta Kể chuyện lớp 5 tuần 2
Kể chuyện anh hùng, danh nhân của nước ta
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng hoặc danh nhân của nước ta với những bài văn mẫu lớp 5 hay chọn lọc được KhoaHoc tổng hợp nhằm hỗ trợ học sinh hoàn thiện yêu cầu đề bài.
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng hoặc danh nhân của nước ta
Gợi ý:
- Các anh hùng dân tộc( những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Ngô quyền, Đinh Bộ Lĩnh,Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Quang Trung,Hồ Chí Minh,...
- Các anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu trong lịch sử: Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu,Lê Lai ,Lê Lợi, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học....
- Các nhà chính trị, nhà hoạt động văn hóa khoa học nổi tiếng: Tô Hiến Thành, Chu Văn AN, Lê Qúy Đôn,Cao Bá Quát,...
Bài làm:
Kể chuyện anh hùng, danh nhân của nước ta - Thánh Gióng
Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.
Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “Ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.
Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.
Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.
Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.
Ý nghĩa câu chuyện:
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.
Kể chuyện anh hùng, danh nhân của nước ta - Nguyễn Viết Xuân
Trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, Bác Hồ chúng ta thường nói: ''Ra ngõ gặp anh hùng", chắc chắn câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sẽ giới thiệu đầy đủ về một nhân vật anh hùng tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam.
Anh Nguyễn Viết Xuân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú. Năm bảy tuổi, anh di ở bế em cho một người bà con xa để kiếm sống. Đoạn đời đi ở ấy kéo dài tới mười năm liền.
Năm 18 tuổi, từ vùng tạm chiến, anh vượt ra vùng giải phóng xin vào bộ đội. Đó là năm 1952, anh trở thành chiến sĩ quân đội nhân dân và được bổ sung vào một trung đoàn cao xạ. Ở chiến, dịch Điện Biên Phủ, đơn vị anh đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay của giặc Pháp. Lần đầu bắn được loại máy bay B.24 tại chỗ, anh vui sướng quá, nói với anh Nguyễn Khắc Vĩ là chỉ huy của mình: "Em tưởng bắn B.24 khó lắm, thế mà nó cũng phải rơi anh nhỉ." Người chỉ huy nói: "Dũng cảm mà bắn thì nhất định máy bay nào của địch cũng phải rơi!".
Trong một trận đánh, hàng dàn máy bay giặc bổ nhào xuống trận địa. Bom rơi như sung rụng. Anh Vĩ hiên ngang đứng trên hầm pháo chỉ huy, dõng dạc hô: "Nhắm thẳng vào máy bay bổ nhào, bắn!"- Nhưng sau đó, anh hi sinh oanh liệt.
Hình ảnh người chỉ huy dũng cảm với tiếng hô đanh thép ấy dã dể lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nguyễn Viết Xuân. Noi gương, anh luôn luôn phấn đấu và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Anh trở thành chính trị viên phó đại đội, rồi chính trị viên đại đội. Năm 1964 thiếu úy Nguyễn Viết Xuân đưa đơn vị cao xạ của mình lên đóng ở miền tây Quảng Bình để bảo vệ vùng trời biên giới của Tổ quốc.
Ngày 18 tháng 11 năm 1964, giặc cho máy bay xâm phạm vùng trời miền Bắc ở phía tây Quảng Bình, hết đợt này đến đợt khác. Trên các khẩu pháo, các chiến sĩ dũng cảm bắn tỉa máy bay địch. Tiếng Nguyễn Viết Xuân hô vang:
– Nhắm thẳng quân thù mà bắn!
Hai máy bay phản lực F.100 tan xác.
Lần thứ tư, máy bay địch lại tới, anh vội chạy về sở chỉ huy để truyền lệnh chiến đấu. Ba chiếc F.100 lao tới liên tiếp nhả đạn. Không may, anh bị đạn bắn trúng đùi. Anh ngã nhào trong hầm, một chân giập nát. Chiến sĩ Tình nhìn thấy định báo tin cho đồng đội, anh Xuân nghiến răng chịu đau, ra hiệu im lặng. Rồi anh dặn: "Đồng chí không được cho ai biết tôi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi truyền lệnh chiến dấu."
Y tá Nhu tới, thấy máu chính trị viên ra nhiều, vội lấy băng, nhưng anh gạt đi và nói: "Đi băng cho anh em bị thương khác đã…" Và anh yêu cầu cắt chân để khỏi bị vướng. Y tá trù trừ, anh giục: "Cứ cắt đi… và giấu chân vào chỗ kín hộ tôi…"
Chân cắt xong, Nguyễn Viết Xuân bảo đưa khán để anh ngậm. Người y tá quá thương cảm, vùng dứng dậy thét vang:
– Tất cả các đồng chí bắn mạnh lên, trả thù cho chính trị viên.
Các khẩu pháo nhất loạt rung lên, tạo thành lưới lửa quất vỡ mặt kẻ thù khi chúng vừa lao tới. Khói lửa mịt mù. Một chiếc F.100 nữa đâm đầu xuống núi kéo theo vệt lửa dài. Cả bọn hoảng hôt cút thẳng về hướng đông.
Khi bầu trời trở lại quang đãng, mọi người ùa tới bên người chiến sĩ, nhưng anh đã hi sinh.
Khẩu lệnh của người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân "Nhắm thẳng quăn thù mà bắn!" đãtrở thành bất diệt. Khẩu lệnh tấn công ấy đã luôn luôn làm bạt vía, kinh hồn lũ giặc lái máy bay Mĩ khi chúng xâm phạm bầu trời miền Bắc của Tổ quốc mến yêu.
Kể chuyện anh hùng, danh nhân của nước ta - Trần Quốc Toản
Năm đó, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Vào một buổi sáng, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng "xin đánh". Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
- Lượt xem: 99