[Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Giải SBT toán 6 tập 1 bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên sách "kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Bài 1.29: Áp dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh:
a, 21 + 369 + 79
b, 154 + 87 + 246
Lời giải:
a, 21 + 369 + 79 = 369 + (21 + 79) = 369 + 100 = 469
b, 154 + 87 + 246 = (154 + 246) + 87 = (150 + 4 + 246) + 87 = (150 + 250) + 87 = 400 + 87 = 487
Bài 1.30: Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng:
a, 1 597 + 65
b, 86 + 269
Lời giải:
a, 1597 + 65 = 1597 + (3 + 62) = (1597 + 3) + 62 = 1600 + 62 = 1662
b, 86 + 269 = 86 + (255 + 14) = (86 + 14) + 255 = 100 + 255 = 355
Bài 1.31: Tính nhẩm bằng cách thêm vào số hạng này và bớt ở số hạng kia cùng một số:
a, 197 + 2 135 b, 1 989 + 74
Lời giải:
a, 197 + 2135 = (197 + 3) + (2135 - 3) = 200 + 2132 = 2332
b, 1989 + 74 = (1989 + 11) + (74 - 11) = 2000 + 63 = 2063
Bài 1.32: Tính nhẩm bằng cách thêm (hoặc bớt) số bị trừ và số trừ cùng một số:
a, 876 - 197 b, 1 997 - 354
Lời giải:
a, 876 - 197 = (876 + 3) - (197 +3) = 879 - 200 = 679
b, 1997 - 354 = (1997 -54) - (354 - 54) = 1943 - 300 = 1643
Bài 1.33: Tìm số tự nhiên x biết:
a, x + 257 = 981
b, x - 546 = 35
c, 721 - x = 615
Lời giải:
a, x + 257 = 981
<=> x = 981 - 257 = 724
b, x - 546 = 35
<=> x = 35 + 546 = 581
c, 721 - x = 615
<=> x = 721 - 615 = 106
Bài 1.34: Tính tổng:
a, 215 + 217 + 219 + 221 + 223
b, S = 2.10 + 2.12 + 2.14 + ... + 2.20
Lời giải:
a, 215 + 217 + 219 + 221 + 223
= 215 + (217 + 223) + (219 + 221)
= 215 + 440 + 440
= 1095
b, S = 2.10 + 2.12 + 2.14 + ... + 2.20
= (10 + 20) + (12 + 18) + (14 + 16) + ... + (20 +10)
= 6.30
= 180
Bài 1.35: Không thực hiện tính toán hãy giải thích vì sao kết quả các phép tính sau đây là sai:
a, 121 + 222 + 323 + 984 + 999 = 2 648
b, 121 + 222 + 323 + 984 + 999 = 5 649
Lời giải:
a, Tổng các chữ số hàng đơn vị là 1 + 2 + 3 + 4 + 9 =19 nên chữ số cuối cùng của tổng phải là 9, do đó tổng không thể là 2648
b, Tổng có năm số hạng, các số hạng đều nhỏ hơn 1000 nên tổng phải nhỏ hơn 5000
Bài 1.36: Cô công nhận vệ sinh trường em nhà ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Hằng ngày, cô phải đi xe đạp từ nhà ra bến xe bus gửi xe và đi 2 chuyến xe bu, sau đó phải đi bộ thêm một đoạn mới đến được trường. Cô đi xe đạp khoảng 10 phút để tới được bến xe bus; mất không quá 2 phút để gửi xe; không quá 25 phút cho chuyến xe bus thứ nhất; không quá 15 phút cho tuyến xe bus thứ 2; sau đó đi bộ từ bến xe đến trường khoảng 5 phút.
a, Trong trường hợp thuận lợi nhất (không phải chờ tuyến xe bus nào) thì thời gian đi từ nhà đến trường của cô là bao nhiêu?
b, Để có mặt ở trường trước lúc 5h30 (thời gian vệ sinh các lớp học từ 5h30 đến 6h30) cô phải ra khỏi nhà muộn nhất là mấy giờ?
Lời giải:
a, Tổng thời gian đi từ nhà đến trường không quá:
10 + 2 + 25 + 15 + 5 = 57 phút
b, Muốn có mặt ở trường trước lúc 5h30 cô phải ra khỏi nhà muộn nhất 4h33
Bài 1.37: Thay các dấu ? bằng các chữ số thích hợp để được phép tính đúng.
Lời giải:
a, Có 8a5 + b5c = 1504
Vì 5 + c có hàng đơn vị là 4 mà 0
Do đó 5 + c = 14 => c = 9
Giả thiết trở thành 8a5 + b59 = 1504
Suy ra 8a0 + b50 = 1504 - 5 - 9 = 1490
Từ đó ta có 8a + b5 = 149
a + 5 = 9 <=> a = 4
Giả thiết trở thành 80 + b0 = 140
Suy ra 8 + b = 14 <=> b = 6
Vậy phép tính đã cho là: 845 + 659 = 1504
b, Từ bài toán ta có: 6a2 - b8c = d83 hay b8c + d83 = 6a2 (a, b, c, d là các chữ số)
Từ đó c + 3 có chữ số tận cùng là 2 nên c = 9. b89 + d83 = 6a2
Do đó a là chữ số hàng đơn vị của tổng 1 + 8 + 8 = 17. Tức là a = 7 và b89 + d83 = 672
Suy ra 1 + b + d = 6 hay b + d = 5.
Vì b, d > 0 nên xảy ra 4 trường hợp:
b = 1; d = 4 => phép tính đã cho là: 672 - 189 = 483
b = 2; d = 3 => Phép tính đã cho là: 672 - 289 = 383
b = 3; d = 2 => Phép tính đã cho là: 672 - 389 = 283
b = 4; d = 1 => Phép tính đã cho là: 672 - 489 = 183
Bài 1.38: Cho bảng vuông 3 x 3 trong đó mỗi ô được ghi một số tự nhiên sao cho tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng nhau. Một bạn tinh nghịch xóa đi năm số ở 5 ô nên bảng chỉ còn lại như hình bên. Hãy khôi phục lại bảng đã cho.
Lời giải:
Gọi x là ô chính giữa của bảng.
Như vậy các cột, các hàng, các đường chéo đều có tổng là 35 + x + 37
Số còn lại của hàng đầu tiên là: 35 + x + 37 - (33 + 35) = x + 4
Số còn lại của hàng thứ 2 là: 35 + x + 37 - (x + 34) = 38
Tổng các số ở đường chéo bằng tổng các số ở cột 1:
35 + x + 37 = 33 + 38 + 37 => x = 36
Số còn lại ở hàng đầu tiên là 36 + 4 = 40
Số còn lại ở cột thứ 3 là: 35 + 36 + 37 - (34 + 35) = 39
Số ở chính giữa hàng cuối là : 35 + 36 + 37 - (37 + 39) = 32
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 13: Tập hợp các số nguyên
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 10: Số nguyên tố
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 12: Bội chung, bội chung nhỏ nhất
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài: Ôn tập chương I
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 17: Phép chia hết, ước và bội của một số nguyên
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài: Ôn tập chương IV
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 18: Tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 22: Hình có tâm đối xứng