[Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 15: Thuật toán
Hướng dẫn giải bài 15: Thuật toán trang 63 sgk tin học 6. Đây l sgk tin học 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Thuật toán
Hoạt động 1: Trang 63 tin 6 sách Kết nối tri thức
Giải:
1. Nếu đảo thứ tự của bước 3 và 4 trong hướng dẫn trên thì em không gấp được hình trò chơi
2. Trước khi thực hiện, em cần có dụng cụ giấy. Sau khi thực hiện lần lượt sáu bước, em nhận được hình trò chơi
Câu hỏi: Trang 64 tin 6 sách Kết nối tri thức
Giải: Thuật toán là:
Đáp án C: Một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho
2. Mô tả thuật toán
Hoạt động 2: Trang 37 tin 6 sách Kết nối tri thức
Giải:
Ngoài cách trình bày thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, còn có cách sử dụng sơ đồ khối. Cách này cũng mang lại hiệu quả cao vì dễ hiểu, dễ hình dung
Câu hỏi: Trang 65 tin 6 sách Kết nối tri thức
Giải:
1. Câu sai là:
Đáp án C: Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ khối
2.
Luyện tập
Câu 1. Em hãy tìm đầu vào, đầu ra của các thuật toán sau đây:
a. Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b
b. Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b
Giải:
a) Tính trung bình cộng của hai số a, b:
- Đầu vào: giá trị a, giá trị b
- Đầu ra: Giá trị trung bình cộng của a và b
b) Ước chung lớn nhất của hai số a và b
- Đầu vào: giá trị a, giá trị b
- Đầu ra: Ước chung lớn nhất của hai số a và b
Câu 2: Em hãy quan sát sơ đồ khối ở Hình 6.3 và cho biết sơ đồ khối mô tả thuật toán là gì? Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán. Mô tả lại thuật toán dưới dạng liệt kê.
Giải:
Sơ đồ khối trên mô tả thuật toán: Tổng của hai số a và b
- Đầu vào: Giá trị a, giá trị b
- Đầu ra: Giá trị tổng
Câu 3. Em hãy sắp xếp các thành phần được đánh số trong hình 6.4 ddeeer được thuật toán tính trung bình cộng của hai số a và b.
Giải:
Các bước đúng lần lượt là: 1 - 3 -2 - 4 - 6 - 5
Vận dụng
Câu 1. Bạn An đã sửa công thức làm kem sữa chua dưa hấu thành công thức lắm kem sữa chua xoài như Hinh 6.5.
a) Phần hướng dẫn làm kem sữa chua xoài gồm 7 bước là một thuật toán. Em hãy xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán làm kem sữa chua xoài.
b) Em hãy dùng sơ đồ khối để thể hiện thuật toán đó.
Giải:
Công thức làm kem sữa chua xoài:
a. Đầu vào: xoài, sữa chua, mật ong
Đầu ra: kem sữa chua xoài
b. Sơ đồ khối của thuật toán
Câu 2: Em hãy mô tả thuật toán tính điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ theo hai cách: liệt kê các bước và sơ đồ khối.
Giải:
Thuật toán tính điểm trung bình cộng ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Giả sử điểm ba môn đó theo thứ tự là a, b, c
a. Mô tả thuật toán theo cách liệt kê các bước
- b1. Nhập giá trị a, giá trị b, giá trị c
- b2. Tổng <- a + b + c
- b3. Trung bình cộng <- Tổng :3
- b4. Thông báo giá trị Trung bình cộng
b. Sơ đồ khối của các thuật toán:
Câu 3. Em hãy nêu ví dụ về thuật toán giải quyết một nhiệm vụ trong thực tế. Hãy xác định đầu vào, đầu ra và các bước thực hiện thuật toán đề giải quyết nhiệm vụ đó.
Giải:
Một số công việc trong thực tế mà việc thực hiện phải trải qua nhiều bước:
- Chế biến một số món ăn: luộc rau, rán trứng,...
- Công việc cá nhân: đánh răng, gấp quần áo, chuẩn bị sách vở theo thời khóa biểu trước khi đến trường...
- Giải trí: thực hiện trò chơi theo hướng dẫn, vẽ một bức tranh trên phần mềm máy tính,...
Các bước thực hiện công việc có thể coi là một thuật toán nếu với điều kiện đầu vào, thực hiện lần lượt các bước thì trả lại kết quả đầu ra.
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 9: An toàn thông tin trên internet
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 10: Sơ đồ tư duy
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 8: Thư điện tử
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 7: Tìm kiếm thông tin trên internet
- Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 6: Mạng thông tin toàn cầu
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 11: Định dạng văn bản
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 4: Mạng máy tính
- Sơ đồ tư duy gồm các thành phần
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 3: Thông tin trong máy tính
- [Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 17: Chương trình máy tính