[Kết nối tri thức] Giải tin học 6 bài 16: Các cấu trúc điều khiển

368 lượt xem

Hướng dẫn giải bài 16: Các cấu trúc điều khiển trang 67 sgk tin học 6. Đây l sgk tin học 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Cấu trúc tuần tự. Cấu trúc rẽ nhánh

Hoạt động 1: Trang 67 tin 6 sách Kết nối tri thức

Giải:

1. Điều kiện để cặp chơi được cộng một điểm là trả lời đúng câu hỏi

2. Với mỗi câu hỏi, việc đánh giá điểm gồm có 2 bước:

  • Kiểm tra điều kiện nhóm trả lời câu hỏi đúng hay sai
  • Nếu câu trả lời là đúng thì cộng cho nhóm 1 điểm

Câu hỏi: Trang 68 tin 6 sách Kết nối tri thức

Giải:

1. Hai công việc được thực hiện tuần tự theo các bước:

Soạn sách vở theo thời khóa biểu:

  • b1. xem thời khóa biểu để biết các môn học
  • b2. Lấy sách vở của các môn học
  • b3. cho sách vở vào cặp

Đánh răng:

  • b1. Lấy kem đánh răng vào bàn chải
  • b2. lấy một cốc nước
  • b3. Đánh răng và súc miệng cho đến khi miệng sạch

Sơ đồ khối minh họa công việc soạn sách vở theo thời khóa biểu:

2. Câu "Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng" có chứa cấu trúc rẽ nhánh.

Mô tả:

2. Cấu trúc lặp

Hoạt động 1: Trang 68 tin 6 sách Kết nối tri thức

Giải:

1. Trong trò chơi ở phần khởi động, hoạt động trả lời câu hỏi của cặp chơi được lặp lại

2. Điều kiện dừng trò chơi là hết thời gian một phút

Câu hỏi: Trang 69 tin 6 sách Kết nối tri thức

Giải:

1. Hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được thực hiện lặp

lại nhiều lần:

a) Rửa rau

  • b1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.
  • b2. Dùng tay đảo rau trong chậu.
  • b3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu ra.
  • b4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc.

b) Đánh răng

  • b1. Lấy kem đánh răng vào bàn chải.
  • b2. Lấy một cốc nước.
  • b3. Đánh răng.
  • b4. Lặp lại bước 3 cho đến khi răng sạch.
  • b5. Súc miệng.
  • b6. Lặp lại bước 5 cho đến khi miệng sạch thì dừng.

2. a) Điều kiện để chú mèo dừng lại là khi chạm biên

b. Sơ đồ khối:

Luyện tập

Câu 1. Em hãy trình bày các câu sau đây dưới dạng sơ đỏ khối cấu trúc rẽ nhánh.

a) Nếu có kẻ trên mạng đe doạ thì em cần nói cho cha mẹ biết.

b) Nếu nhận được thư điện tử có đính kèm tệp từ địa chỉ không quen biết thì em không nên mở tệp đính kèm.

c) Nếu có tin nhắn từ người không quen biết yêu cầu gửi thông tin cá nhân thi em không

nên gửi.

Giải:

Sơ đồ khối cấu trúc rẽ nhánh:

a.

b.

c.

Câu 2. Trong các câu sau đây, câu nào có thể biểu diễn bằng sơ đồ khối có câu trúc lặp? Hãy mô tả câu đó bằng sơ đô khối.

a) Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.

b) Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết.

c) Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đỉnh em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.

Giải:

Câu b là cấu trúc lặp. Các câu a, c là cấu trúc rẽ nhánh

Sơ đồ khối câu b:

Câu 3. Em hãy quan sát hai sơ đồ khối trong Hinh 6.11a, Hỉnh 6.11b và cho biết mỗi sơ đồ khối mô tả cầu trúc nào?

Giải:

  • Hình 6.11a là cấu trúc lặp, việc lặp lại là ném bóng vào đích. Điều kiện dừng là bóng trúng đích. Diễn đạt cấu trúc này thành câu thông thường như sau: " Ném bóng cho đến khi đúng đích thì dừng lại".
  • Hình 6.11b là cấu trúc rẽ nhánh, kiểm tra bóng đã trúng đích chưa, nếu chưa trúng thì ném bóng vào đích. Hành động ném bóng ở trường hợp này chỉ xảy ra một lần.

Vận dụng

Câu 1. Bạn An cho rằng: "Sơ đồ khối ở Hình 6.12a thể hiện rằng nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách chỉ thực hiện một lần rồi làm bải tập. Còn sơ đồ khối ở Hình 6.12b thể hiện rằng nếu chưa hiểu bài thỉ việc đọc lại sách và làm bài tập sẽ thực hiện nhiều lần".

Em có đồng ý với ý kiến bạn An không? Nếu phải sửa nhận xét đó. em sẽ sửa như thế nào?

Giải:

Nếu đúng là chưa hiểu bài thì đọc lại sách, còn không thì làm bài tập. Sơ đồ khối này thể hiện cấu trúc rẽ nhánh và nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách chỉ thực hiện một lần, sau đó làm bài tập. Trên thực tế, việc đọc lại sách một lần chưa chắc đã đảm bảo hiểu bài. Vì vậy, cấu trúc lặp thể hiện trong hình 6.12b diễn đạt việc đọc lại sách có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi hiểu bài thì làm bài tập.

Nhận xét của bạn An về cấu trúc ở hình 6.12b cần điều chỉnh lại là: Nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách được thực hiện nhiều lần cho đến khi hiểu bài thì thôi và làm bài tập. Như vậy việc làm bài tập không phải thực hiện nhiều lần, mà chỉ thực hiện một lần sau khi đã hiểu bài.

Câu 2. Trong trò chơi ở phần khởi động, việc tính điểm cho mỗi cặp chơi là một hoạt động lặp. Hãy chỉ rõ công việc được lặp lại và vẽ sơ đồ khối cấu trúc lặp của hoạt động này.

Giải:

Trong trò chơi ở phần khởi động, việc tính điểm cho mỗi cặp chơi chính là một hoạt động lặp. Công việc đánh giá từng phiếu mà nhóm đã thực hiện trong thời gian một phút là công việc được lặp lại. Công việc này sẽ đừng lại khi hết số phiếu mà nhóm đã trả lời trong lượt chơi của mình.

Sơ đồ khối:

Câu 3: Cô giáo điểm danh bằng cách gọi tên từng bạn trong danh sách lớp. Nếu bạn nào trả lời có thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo, còn không thi có giáo đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo.

Việc điểm danh của cô giáo có thể mô tả bằng những cấu trúc nào? Em hãy vẽ sơ đỗ khối mô tả các cấu trúc đó.

Giải:

Với mỗi HS, cô giáo gọi tên. Nếu HS trả lời "Có" thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo, còn không thì cô đánh dấu vắng mặt và gọi bạn tiếp theo. Hoạt động điểm danh này được lặp đi lặp lại và chỉ kết thúc khi điểm danh xong HS cuối cùng. Việc điểm danh của cô giáo có thể mô tả bằng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

Sơ đồ khối:


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội