[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

34 lượt xem

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X) sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

A- Trắc nghiệm

Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vàokhoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

B. Tử thế kỉ VII đến thế kỉ X.

C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.

1.2. Ý nào sau đây không phù hợp đề điền vào chỗ trống (...) trong côu sau: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phút huy những lợi thế để phát triển kinh tế, đó là...

A. vị trí địa lí thuận lợi.

B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây trống lâu năm phát triển.

D. điểm đến hấp dẫn của thương nhân các nước Ả Rập, Hy Lạp, La Mã.

1.3. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?

A. Chân Lạp. B. Pa-gan.

C. Cam-pu-chia. D. Sri Vi-giay-a.

1.4. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào việc giao lưu với bên ngoài.

B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đấy sự phát triển kinh tế, văn hoá của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với thương nhân Ấn Độ.

D. Các thương cảng nối tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.

1.5. Nguồn sản vật nối tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. gia vị. B. nho. C. chà là. D. ôliu.

Trả lời:

1.1. B

1.2. C

1.3. D

1.4. B

1.5. A

Câu 2: Khai thác đoạn tư liệu (trang 55, SGK), hãy xác định phương án đúng hoặc sai khi trả lời câu hỏi sau: Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi điều gì từ Vương quốc Sri Vi-giay-a?

A. Nhà vua rất thân thiện.

B. Đất nước có nhiều cây dầu thơm (trầm hương, định hương, đàn hương).

C. Đất nước có nhiều cây thuốc quý (long não, sa nhân).

D. Đất nước có nhiều cây gia vị (đậu khấu).

Trả lời:

- Câu đúng là: B, C, D

- Câu sai là: A

Câu 3: Hãy ghép các ý ở cột A và cột B sao cho phù hợp với nội dung lịch sử.

Trả lời:

B- Tự luận

Câu 1: Ở Đông Nam Á, trong khoảng thời gian từ thế kỉ VỊI đến thế kỉ X đã hình thành một số quốc gia phong kiến. Quan sát hình 1 (trang 52, SGK), em hãy hoàn thiện bảng sau.

Trả lời:

Tên vương quốc phong kiếnTên quốc gia ngày nay
Chăm-paViệt Nam
Cam-pu-chia Ăng-coCam-pu-chia
Pa-ganMi-an-ma
Sri-vi-giay-aIn-đô-nê-xi-a
Ta-ru-maIn-đô-nê-xi-a
Xa-lin-gaIn-đô-nê-xi-a

Câu 2: Nêu những biểu hiện của sự phát triển giao lưu thương mại giữa các vương quốc phong kiến Đông Nam Á với nước ngoài trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Trả lời:

Những biểu hiện của sự phát triển giao lưu thương mại giữa các vương quốc phong kiến Đông Nam Á với nước ngoài trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là:

- Ở các vương quốc xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm, Pa-lem-bang,... trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.

- Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đừng biển Á-Âu, mà sau này gọi là Con đường gia vị.

Câu 3: Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

Trả lời:

Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á là làm xuất hiện một số thương cảng sầm uất, trở thành những điểm kết nối kinh tế giữa các châu lục. Nhiều sản phẩm của các quốc gia Đông Nam Á trở nên nổi tiếng trên các tuyến đường buôn bán khu vực và quốc tế, như hương liệu và gia vị.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội