[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Tư liệu hiện vật là
A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
C. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.
D. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.
1.2. Tư liệu chữ viết là
A. những hình khắc trên bia đá.
B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,... từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay.
C. những hình về trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.
D. những câu chuyện cổ tích.
1.3. Truyền thuyết “Sơn Tỉnh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của đân tộc ta?
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.
C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.
1.4. Hình 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) (trang 12, SGK) thuộc loại tư liệu nào?
A. Tư liệu hiện vật. B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu chữ viết. D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.
Trả lời:
1.1. A
1.2. B
1.3. D
1.4. D
Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Các nhà sử học chỉ cần dựa vào phán đoán của mình về hiện vật, sự kiện, nhân vật lịch sử,... để phục dựng lại lịch sử.
B. Các nhà sử học dựa vào các nến văn hoá khảo cổ để phục dựng lại lịch sử.
C. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... để phục dựng lại lịch sử.
D. Các nhà sử học phục dựng lại lịch sử mà không cần dựa vào các công trình nghiên cứu của các nhà địa chất học, sinh vật học, động vật học.
E. Tư liệu gốc là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.
G. Tư liệu gốc là những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ.
H. Tư liệu gốc là những thông tin đấu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
I.. Tư liệu gốc là những di tích, danh thẳng thiên nhiên, công trình kiến trúc của người xưa còn được bảo tồn đến ngày nay.
Trả lời:
- Câu đúng về nội dung lịch sử là: B, C, G, H, I
- Câu sai về nội dung lịch sử là: A, D, E
Câu 3: Hãy ghép nguồn sử liệu ở cột A với khái niệm, ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.
Trả lời:
B- Tự luận
Câu 1: Theo em, những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sử? Hãy nêu ví dụ cụ thể.
Trả lời:
- Những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sửlà tư liệu hiện vật, tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết. Ngoài ta còn các nguồn tư liệu khác có thể sử dụng như phim ảnh, ghi âm, băng ghi hình, ngôn ngữ,...
- Ví dụ đoạn tư liệu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập là minh chứng sống động cho tư liệu chữ viết thể hiện miềm tin sâu sắc của Người về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 2: Các nguồn sử liệu có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu lịch sử?
Trả lời:
Mỗi nguồn xử liệu đều cho biết hoặc tái hiện lại một phần cuộc sống trong quá khứ. Nếu tìm được nhiều loại tư liệu thì có thể phục dựng lại quá khứ một cách đầy đủ hơn.
Câu 3: Hãy cho biết những tư liệu lịch sử dưới đây thuộc loại sử liệu nào? Vì sao?
Trả lời:
- a và d vừa là tư liệu hiện vật vừa là tư liệu gốc vì nó là hiện vật vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
- b là tư liệu truyền miệng vì đó là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác.
- c là tư liệu chữ viết vì đó là bản Chiếu dời đô được vua Lý THái Tổ viết.
Câu 4: Từ đoạn tư liệu dưới đây, em có nhận xét gì về vai trò của lịch sử?
Trả lời:
Từ đoạn tư liệu cho thấy lịch sử phản chiếu các sự việc đã xảy ra, lịch sử phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Bên cạnh đó, không thể thiếu vai trò của lịch sử, nó là tấm gương để răn dạy đời sau, giúp người đời sau tự rút ra những bài học kinh nghiệm. Sử là cái gương cho muôn đời.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Hy Lạp và La Mã cổ đại
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lược đồ trí nhớ
- [Kết nối tri thức] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu