Lập dàn bài đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"
59 lượt xem
b. Lập dàn bài đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"
Bài làm:
Tham khảo:
1. Mở bài: giới thiệu về thể thơ thất bát cú
- Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.
- Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.
2. Thân bài:
Giới thiệu xuất xứ của thể thơ:
- Xuất hiện từ đời Đường, Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu
Nêu đặc điểm của thể thơ:
Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.
- Bài thơ gồm bôn phần đề - thực - luận - kết.
- Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.
- Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.
- Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.
- Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. + Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1-2-4 — 6 — 8 và là vần bằng.
- Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.
- Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.
Ưu - nhược điểm:
- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.
Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa
3. Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ này.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu ý nghĩa của từ in đậm trong các câu văn, đoạn văn dưới đây:
- So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.
- Viết một văn bản thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong đoạn trích chiếc lá cuối cùng
- Nếu được chọn một lời giới thiệu về văn bản Bài toán dân số, em sẽ chọn lời giới thiệu nào sau đây? Hãy giải thích sự lựa chọn của mình
- Hai đoạn văn sau có mỗi liên hệ gì không? Tại sao?
- Soạn văn 8 VNEN bài 11: Câu ghép
- Trao đổi với bạn và hoàn thành phiếu học tập sau:
- Tìm các từ ngữ địa phương nơi em đang ở hoặc bùng khác mà em biết và nêu từ ngữ toàn dân tương ứng (theo mẫu)
- Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) ghi lại suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá ở một số bạn học hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép
- Soạn văn 8 VNEN bài 15: Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì cho mối quan hệ ấy
- Mối quan hề đó thường được đánh dấu bằng những dấu hiệu nào?