Lý thuyết GDCD 11 Bài 12 Lý thuyết GDCD lớp 11 bài 12

217 lượt xem

Lý thuyết GDCD 11 bài 12 ngắn gọn

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung Lý thuyết GDCD 11 bài 12 - Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường được chúng tôi tổng hợp ngắn gọn, súc tích trong bài viết dưới đây.

1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay

Về tài nguyên:

  • Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt
  • Diện tích đất trồng bị thu hẹp
  • Nhiều động, thực vật quý có nguy cơ tuyệt chủng
  • Chất lượng đất giảm sút, đất canh tác bị thu hẹp
  • Tài nguyên biển suy giảm đáng kể.

Về môi trường:

  • Ô nhiễm môi trường nước
  • Ô nhiễm môi trường không khí
  • Ô nhiễm môi trường đất
  • Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm

2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Mục tiêu

  • Sử dụng hợp lý tài nguyên.
  • Bảo tồn đa dạng sinh học.
  • Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
  • Nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững,nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

Phương hướng

  • Tăng cường công tác, quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.
  • Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.
  • Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
  • Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
  • Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

  • Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điạ phương
  • Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Mới nhất trong tuần
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội