Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình? Trình bày diễn biến của khơi nghĩa Ba Đình?
1 lượt xem
Câu 4: Trang 131 – sgk lịch sử 11
Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình? Trình bày diễn biến của khơi nghĩa Ba Đình?
Bài làm:
- Cấu trúc của căn cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê.
- Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.
- Diễn biến của trận Ba Đình:
- Cuộc chiến đấu quyết liệt từ tháng 12/1886 đến tháng 1/1887 khi giặc Pháp mở cuộc tấn công vào quy mô vào căn cứ.
- Tháng 12/1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng chúng đã bị thất bại.
- Ngày 6/1/1887, Pháp lại huy động khoảng 2500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại tá Brít – xô tấn công vào Ba Đình. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt cả hai bên đều bị thương vong rất nhiều.
- Trước sức tấn công áp đảo của địch, đêm 20/1/1887, nghĩa quân đã mở đường máu rút lên Mã Cao. Sáng ngày 21/1/1887, khi chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê.
- Nghĩa quân phải rút về Ma Cao, cầm cự một thời gian, rồi bị đẩy vào miền Tây Thanh Hóa và sát nhập vào đội quân của Cầm Bá Thước.
Xem thêm bài viết khác
- Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
- Tóm lược các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913?
- Nêu diễn biến chính của phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
- Phong trào Ngũ Tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?
- Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình? Trình bày diễn biến của khơi nghĩa Ba Đình?
- Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của chiến tranh?
- Giải bài 25 lịch sử 11: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858 – 1918
- Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào?
- Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam – pu – chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A – cha Xoa và Pu – côm – bô?
- Bài 10: Liên Xô xây sựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)
- Qua bảng thống kê nêu trên (trang 67),hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Đức so với một số nước Châu Âu?
- Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại