Giải bài 20 lịch sử 11: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

  • 1 Đánh giá

Từ sau năm 1876, thực dân Pháp từng bước mở rộng việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. Vậy nhân dân ta và triều đình nhà Nguyễn đã kháng chiến như thế nào để chống Pháp. Chúng ta cùng đến với bài "Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng" lịch sử 11.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873), kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì.

1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất

  • Chính trị: Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ bế quan toả cảng. Nội bộ quan lại phân hoá bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến và chủ hoà.
  • Kinh tế: Ngày càng kiệt quệ
  • Xã hội: Nhân dân bất bình đứng lên đấu tranh chống triều đình ngày càng nhiều.
  • Nhà Nguyễn từ chối những chủ trương cải Cách

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873)

  • Ngày 5-11-1873 tàu chiến của Pháp do Gác- ni -ê ra đến hà nội, giở trò khiêu khích quân ta.
  • Ngày 19-11-1873 Pháp gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hà Nội.
  • Không đợi trả lời, ngày 20-11-1873 Pháp tấn công thành Hà Nội, chúng chiếm được thành sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874

  • Triều đình Nhà Nguyễn:
    • Khi Pháp đánh Hà Nội 100 binh lính đã chiến đấu và hi sinh tại Ô Quan Chưởng
    • Trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Ông hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình tan rã nhanh chóng.
  • Nhân dân ta:
    • Nhân dân ta chủ động kháng chiến không hợp tác với giặc.
    • Khi thành HN thất thủ, nhân dân Hà nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
    • Ngày 21-12-1873 quân ta phục kích tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê tử trận. Thực dân Pháp hoang mang chủ động đàm phấn với triều đình.
    • Năm 1874 triều đình kí với Pháp Hi?p ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam kì cho Pháp.

=> Bản Hiêp ước đã gây nên sự bất bình lớn trong nhân dân. Từ đây phong chào kháng chiên đa chống cả thực dân và phong kiến.

II. Thực dân pháp đánh bắc kì lầnthứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc kì và Trung kì

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883).

  • Nguyên nhân:
    • Nước Pháp chuyển sang giai đoạn ĐQCN cần rất nhiều về thị trường, nguyên liệu, nhân công.
    • Hoàn thành xâm lược Bắc Kì sau đó thôn tính toàn bộ đất nước ta.
  • Diễn biến :
    • 1874 Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
    • Ngày 3-4-1882 Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
    • Ngày 25-4-1882 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội
    • Tháng 3-1883 Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.

2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến.

  • Cuộc chiến đấu ở Hà Nội:
    • Nhân dân đốt nhà đốt phố để cản giặc
    • Quân triều đình dưới sự lãnh đạo của tổng đốc Hoàng Diệu kiên quyết chống cự nhưng không giữ được thành, Hoàng Diệu tự vẫn

=> Quân dân Hà Nội chiến đấu với tinh thần anh dũng

  • Cuộc chiến đấu ở các tỉnh Bắc Kỳ :
    • Các văn thân sỹ phu tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến anh dũng như ở : Sơn Tây, Nam Định ...

III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884

1. Pháp tấn công của biển Thuận An

  • Bối cảnh:
  • Sau cái chết của Ri-Vi-e Pháp lấy cớ kêu gọi trả thù quyết tâm xâm lược toàn bộ Việt Nam
  • Lợi dụng Tự Đức mất triều đình lục đục Pháp đánh thẳng vào Huế
  • Qúa trình đánh chiếm Thuận An:
  • Ngày 18-8-1883 Pháp tấn công Thuận An
  • Chiều 20-8-1883 Pháp đổ bộ lên bờ
  • Tối 20-8 Pháp làm chủ Thuận An

2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng

Hiệp ước Hác – măng (25/8/1883):

  • Hoàn cảnh: Mất Thuận An nhà Nguyễn xin đình chiến ký hiệp ước với cao uỷ của Pháp là Hác Măng.
  • Nội dung:
    • Chính trị : Pháp thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
      • Nam Kì là thuộc địa
      • Bắc Kì là đất bảo hộ
      • Trung Kì do triều đình quản lí đại diện Pháp trực tiếp điều khiển công việc
    • Ngoại giao: Do Pháp nắm giữ
    • Quân sự: Pháp được tự do đóng quân...
    • Kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ nguồn lợi trong nước

Hiệp ước Pa –tơ-nốt (6/6/1884):

  • Hoàn cảnh:
    • Sau hiệp ước Hác- măng phong trào kháng chiến vẫn nổ ra. Nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành. Pháp tiến hành tiêu diệt các trung tâm kháng chiến và điều đình với quân Thanh.
  • Nội dung:
    • Gồm 19 điều khoản cơ bản giống hiệp ước Hác- măng chỉ chỉnh sửa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc quan lại phong kiến.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 116 – sgk lịch sử 11

Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 117 – sgk lịch sử 11

Hãy thuật lại “Vụ Đuy-Nuy và nêu kết cục của nó?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 119 – sgk lịch sử 11

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 120 – sgk lịch sử 11

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 121 – sgk lịch sử 11

Trận Cầu giấy lần thứ hai diễn ra như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Trang 122 – sgk lịch sử 11

Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định đánh Thuận An?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 7: Trang 123 – sgk lịch sử 11

Hãy nêu nội dung cơ bản của bản hiệp ước 1883?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 123 – sgk lịch sử 11

Dựa vào nội dung bài học , lập bảng thống kê kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 123 – sgk lịch sử 11

Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (P2)


  • 108 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải lịch sử 11