Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian:

1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội làn thứ nhất

2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước

3. Thực dân Pháp phái đại úy Gácniê đưa quân ra Bắc

  • A. 1,2,3
  • B. 2,1,3
  • C. 3,2,1
  • D. 3,1,2

Câu 2: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết bản hiệp ước mới vào năm 1874?

  • A. Pháp thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội
  • B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa
  • C. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất
  • D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai

Câu 3: Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?

  • A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
  • B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến
  • C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến
  • D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước

Câu 4: Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội (1873)?

  • A. Hợp tác với Pháp.
  • B. Hoạt động cầm chừng
  • C. Tạm thời dùng hoạt động.
  • D. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt.

Câu 5: Hiệp ước nào mà triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

  • A. Nhâm Tuất.
  • B. Giáp Tuất.
  • C. Hacmang.
  • D. Patonot.

Câu 6: Nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai?

  • A. Nguyễn Tri Phương và Lưu Vĩnh Phúc.
  • B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
  • C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Tri Phương.
  • D. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm.

Câu 7: Vì sao thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

  • A. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
  • B. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất.
  • C. Nhắm mở rộng thị trường và khai thác nguyên nhiên liệu.
  • D. Do nhà Nguyễn không đồng ý cho Pháp buôn bán ở sông Hồng.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy-puy ở Bắc Kì?

  • A. Đóng quân trên bờ sông Hồng.
  • B. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu.
  • C. Tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán.
  • D. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu phải nộp thành.

Câu 9: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

  • A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
  • B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
  • C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc
  • D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Câu 10: Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là

  • A. Nguyễn Tri Phương
  • B. Lưu Vĩnh Phúc
  • C. Hoàng Diệu
  • D. Hoàng Tá Viêm

Câu 11: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai chứng tỏ điều gì về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

  • A. Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
  • B. Ý chí quyết tâm, sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta

  • C. Lối đánh giặc tài tình của nhân dân ta
  • D. Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của quân và dân ta trong việc phá thế bao vây của địch

Câu 12: Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục điện chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân ta là:

  • A. làm nức lòng nhân dân cả nước.
  • B. làm cho thực dân Pháp hoang mang.
  • C. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta.
  • D. Triều đình Huế phải kí hiệp ước.

Câu 13: So sánh sự khác biệt về nguyên nhân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai?

  • A. Mở rộng thị trường.
  • B. Khai thác nguyên nhiên liệu.
  • C. Cô lập triều đình nhà Nguyễn.
  • D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874.

Câu 14: Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược Bắc Kì lần thứ hai?

  • A. Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.
  • B. Gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội.
  • C. Cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội.
  • D. Cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.

Câu 15: Sự khác nhau về tình hình nước ta và Pháp sau trận Câu Giấy lần thứ hai với lần thứ nhất là:

  • A. nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi sẵn sàng nổi dậy.
  • B. triều đình Huế vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
  • C. Chính phủ Pháp quyết tâm xâm lược Việt Nam.
  • D. quân Pháp ở Hà Nội vả Bắc Kì vô cùng hoang mang

Câu 16: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng nào?

  • A. Dân binh Hà Nội
  • B. Quan quân binh sĩ triều đình
  • C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
  • D. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm

Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?

  • A. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An
  • B. Triều đình kí Hiệp ước Hácmăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884)
  • C. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873)
  • D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882)

Câu 18: Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?

  • A. Hiệp ước Nhâm Tuất
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất
  • C. Hiệp ước Hácmăng
  • D. Hiệp ước Patơnốt

Câu 19: Em nhận xét thế nào về chiến thuật đánh của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất?

  • A. Bao vậy quân địch.
  • B. Khiêu chiến.
  • C. Phục kích.
  • D. Phục kích và tấn công.

Câu 20: Hiệp ước Hácmăng (25 - 8 - 1883) và Hiệp ước Patơnốt (6 - 6 -1884), mà triều đình Huế đã kí với Pháp, thể hiện:

  • A. sự bán nước của triều đình Huế.
  • B. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
  • C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hoà đến Đèo Ngang.
  • D. sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.

Câu 21: Yếu tố cơ bản nào đã làm cho cuộc xâm lược của Pháp đôi với Việt Nam diễn ra gần 30 năm?

  • A. Pháp quá thận trọng trong quá trình xâm lược.
  • B. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và nhân dân ta.
  • C. Những khó khăn nhất định của Pháp.
  • D. Pháp chưa tận dụng tốt những cơ hội.

Câu 22: Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam hông qua hiệp ước nào?

  • A. Hiệp ước Hácmăng
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất
  • C. Hiệp ước Patơnốt
  • D. Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt

Câu 23: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

  • A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai
  • B. Sau khi kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt
  • C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế
  • D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng

Câu 24: Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?

  • A. Gácniê
  • B. Rivie
  • C. Cuốcbê
  • D. Đuypuy

Câu 25: Dựa trên cơ sở nào để Pháp quyết định tấn công Bắc Kì trong những năm 70 của thế kỉ XX?

  • A. nội tình Việt Nam rất thuận lợi cho việc tấn công Bắc Kì.
  • B. Pháp giành chiến thắng trong Chiến tranh Pháp - Phổ.
  • C. tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn đinh.
  • D. sự nhất trí trong giới cầm quyền Pháp.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 20 lịch sử 11: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (P1)
  • 101 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm Lịch sử 11