Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tính chất phong trào công nhân trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  • A. mang tính tự giác.
  • B. mang tính tự phát.
  • C. phong trào nổ ra lẻ tẻ.
  • D. phụ thuộc vào phong trào yêu nước.

Câu 2: Tên tuổi của Bạch Thái Bưởi gắn liên với giai cấp tầng lớp nào của xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Giai cấp công nhân.
  • B. Giai cập nông dân.
  • C. Tầng lớp tư sản dân tộc.
  • D. Tâng lớp tiểu tư sản thành thị.

Câu 3: Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A. Gia đình trí thức yêu nước.
  • B. Gia đình địa chủ nhỏ yêu nước.
  • C. Gia đình nông dân nghèo yêu nước.
  • D. Gia đình công nhân nghèo yêu nước.

Câu 4: Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào?

  • A. Trường tiểu học Pháp - Việt ở Vinh.
  • B. Trường tiểu học Đông Ba ở Huế.
  • C. Trường Quốc học Huế.
  • D. Trường Dục Thanh ở Phan Thiết.

Câu 5: Cuối năm 1917, Nguyễn Tắt Thành từ Anh đến quốc gia nào?

  • A. Pháp.
  • B. Liên Xô.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Việt Nam.

Câu 6: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1918 là cơ sở để:

  • A. Người tham gia Quốc tế Cộng sản.
  • B. Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
  • C. Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
  • D. Người tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.

Câu 7: Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Đấu tranh chính trị
  • B. Đấu tranh kinh tế
  • C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động
  • D. Bạo động vũ trang

Câu 8: Hình thức đấu tranh kinh tế của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Chống cúp phạt lương
  • B. Đòi tăng lương
  • C. Đòi giảm giờ làm
  • D. Chống làm việc quá 12 giờ trong ngày

Câu 9: Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?

  • A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ
  • B. Không tán thành con đường cứu nước của họ
  • C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ
  • D. Tán thành con đường cứu nước của họ

Câu 10: Trước những hạn chế của khuynh hướng cứu nước của các chí sĩ yêu nước đi trước, Nguyễn Tất Thành đã có quyết định gì?

  • A. Quyết định ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc
  • B. Tích cực tham gia các hoạt động yêu nước để tìm hiểu thêm
  • C. Sang Trung Quốc tìm hiểu và nhờ sự giúp đỡ
  • D. Sang Nga học tập và nhờ sự giúp đỡ

Câu 11: Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

  • A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam
  • B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ
  • C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta
  • D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát

Câu 12: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

  • A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta
  • B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
  • C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình
  • D. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng

Câu 13: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

  • A. Pháp
  • B. Trung Quốc
  • C. Nhật Bản
  • D. Liên Xô

Câu 14: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là

  • A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
  • B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man
  • C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập
  • D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập

Câu 15: Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì?

  • A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga
  • B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người
  • C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp
  • D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

Câu 16: Ý đồ của Pháp đối với Việt Nam về mặt kinh tế trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  • A. nới tay cho tư bản và người Việt kinh doanh.
  • B. biến thuộc địa thành nơi tiêu thụ hàng hóa.
  • C. hạn chế sự phát triển công thương nghiệp của quốc gia.
  • D. vơ vét của cải để bù đắp cho tổn thất và thiếu hụt của Pháp.

Câu 17: Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

  • A. Muốn tìm hiểu xem các nước phương Tây làm cách mạng như thế nào.
  • B. Nhờ Pháp khai hoá văn minh cho dân tộc.
  • C. Nhờ các nước phương Tây giúp đỡ.
  • D. Tìm cách liên lạc với những người việt nam yêu nước ở nước ngoài.

Câu 18: Vì sao Nguyễn Tất Thành khâm phục tỉnh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ?

  • A. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn.
  • B. Nguyễn Tất Thành được chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.
  • C. Nguyễn Tất Thành nhìn thấy được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
  • D. Nguyễn Tất Thành được sinh ra trong một gia đình có truyền thông yêu nước.

Câu 19: Điểm khác biệt của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước chiến tranh là gì?

  • A. kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang.
  • B. kết hợp đấu tranh kính tế với đấu tranh chính trị.
  • C. kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang.
  • D. kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình.

Câu 20: Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Tư sản dân tộc
  • B. Tiểu tư sản
  • C. Công nhân
  • D. Công nhân và nông dân
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 24 lịch sử 11: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P1) Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 (P2) Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 (P1)
  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021